minhkhoinguyen

Privacy Account
Staff member
25/4/15
10,847
667
113
Hà Nội
minhkhoinguyen.com
Chọn khi nào và cái gì để sao lưu dữ liệu trên Mac. Bạn có thể sử dụng Mac của bạn để lưu giữ nhạc và ảnh, đăng blog lên mạng, hoặc giữ liên lạc với bạn bè và gia đình qua email. Tuy nhiên, bạn sử dụng theo cách của bạn, và đa số nhiều người khác lưu giữ những kỉ niệm đáng quý nhất trên ổ cứng của máy.
Những điều đó đều có nghĩa rằng, cần thiết phải sao lưu những dữ liệu quý báu đó, để đề phòng trường hợp ổ đĩa cứng bị hỏng. Cho đến khi phiên bản Mac OS X 10.5 (Leopard) ra mắt, sao lưu (backup) chỉ có trên Mac. Tuy nhiên, đối với Leopard, Apple giới thiếu chương trình Time Machine.
Screen Shot 2015-05-18 at 1.37.26 AM.png

Lần đầu bạn kết nối thiết bị FireWire ngoài hoặc ổ cứng USB 2.0 vào Mac, bạn sẽ được hỏi nếu bạn muốn sử dụng những thiết bị đó nhưng là ổ Time Machine dùng để lưu trữ. Nếu bạn muốn, bấm Use để sao lưu ổ đĩa, và Time Machine sẽ tự động hoàn thành nốt những công việc còn lại.
Tuy nhiên, sẽ tốt hơn khi tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của Time Machine, để bạn có thể điều chỉnh chương trình hoạt động theo đúng với những yêu cầu của bạn. Ví dụ, bạn có thể muốn thay đổi thời gian giữa những lần sao lưu hoặc loại trừ một thư mục nhất định ra khỏi sao lưu.

Format ổ đĩa
Điều đầu tiên bạn nên biết về Time Machine là, bạn cần phải format ổ cứng ngoài theo một cách cụ thể, nếu bạn không làm điều này, quá trình sao lưu có thể bị dừng lại khi giữ liệu sao lưu đạt tới mức khoảng 10GB. Nhiều nhà sản xuất như LaCie và Western Digital chỉ lựa chọn sản phẩm hướng tới người sử dụng Mac và có hỗ trợ khả năng plug-and-play, trong khi nhữn sản phẩm khác có thể thích hợp hơn với Windows, trừ phi bạn format trước.
Nếu bạn không chắc chắn khi mua một ổ cứng để dùng với Time Machine, hãy kiểm tra đặc điểm kĩ thuật. Khi bạn đã có ổ cứng rồi, bạn có thể sử dụng tiện ích Disk Utility của Mac OS X để xác nhận rằng ổ cứng sẽ hoạt động bình thường và thay đổi định dạng format nếu cần thiết. Dưới đây là hướng dẫn cách xác nhận:

1. Kết nối đĩa với Mac của bạn, khởi động tiện tích Disk Utility (từ Applications > Utilities).

2. Bên trái cửa sổ Disk Utility, bạn sẽ thấy một cột chứa đựng những biểu tượng cho tất cả những ổ cứng đã được kết nối với Mac, trong và ngoài. Mỗi ổ đĩa đều có một …. Ví dụ, bên dưới ổ cứng Fujitsu 111.8GB sẽ có một hoặc nhiều biểu tượng miêu tả những thông số về ổ cứng. Bấm vào biểu tượng mô tả chính của ổ cứng bạn định dùng để sao lưu dữ liệu, và nhìn vào thông tin về tình trạng ở bên dưới góc phải của cửa sổ Disk Utility. Nếu bạn định sử dụng ổ cứng này với PowerPC Mac, tiện ích Partition Map Scheme sẽ đọc được Apple Partition Maps, nếu bạn sử dụng với Intel Mac, thông tin hiển thị sẽ là GUID Partition Table. Nếu nếu thông tin hiên thị là Master Boot Record, có nghĩa là ổ cứng đã được format để sử dụng với Windows PC, vì thể ổ cứng cần phải format lại để sử dụng cho Mac.

3. Tiếp đó, hãy để ý tới volume đã được format bên dưới thông tin chính của ổ cứng ngoài của bạn. Bấm vào tên của volume và kiểm tra thông tin về format ở bên dưới góc trái của cửa sổ Disk Utility. Nếu thông tin về volume không phải là Mac OS Extended hoặc nếu là MS-DOS (FAT32), ổ cứng này cần phải format lại.

Dưới đây là hướng dẫn để chuẩn bị và sử dụng ổ cứng với Time Machine:
Time Machine và AirPort Disks
Nếu bạn may mắn và có AirPort Extreme Base Station và Mac OS X 10.4.8 hoặc phiên bản sau này, bạn có thể kết nối ổ cứng USB 2.0 với Base Station để sử dụng như một ổ đĩa AirPort, dùng chia sẻ dữ liệu qua mạng không dây. Nếu bạn có Leopard, bạn sẽ không thế sử dụng AirPort Disk với Time Machine. Apple hiểu rằng đây là một lỗi và đang trong quá trình sửa.
Nếu bạn đã cài đặt phần mềm antivirus trên Mac, bạn nên loại ổ sao lưu khỏi quét virus, vì việc này sẽ làm chậm lại Time Machine.
Nếu bạn đang sử dụng Aperture, phần mềm quản lý và sử lý hình ảnh của Apple, Apple khuyên rằng hệ điều hành tối thiểu bạn phải có là Mac OS X 10.5.3 nếu bạn có ý định sử dụng Time Machine để sao lưu Aperture Library. Lý do mà Apple khuyển như thế này bởi vì phiên bản Leopard trước đó không cung cấp đủ tính năng hỗ trỡ giữa Time Machine và Aperture.
Sử dụng một vài kí tự trông tên của máy ở cửa sổ Sharing Sytem Preference có thể làm một số sao lưu không hiện lên khi bạn muốn tái tạo lại dữ liệu sử dụng giao diện của Time Machine. Bạn nên đặt tên cho máy tính (Computer Name) chỉ với các chứ số.

Sao lưu nhiều Mac

Bạn có thê sử dụng một ổ cứng để sao lưu nhiều máy Mac, vì Time Machine sẽ tạo thư mục riêng cho mỗi sao lưu khác nhau. Nếu bạn sử dụng cùng một ổ cứng cho nhiều Mac khác nhau hoặc chia sẻ một Time Capsule, bạn nên chắc chắn là mỗi máy Mac có tên khác nhau trong System Preferences > Sharing, sử dụng hướng dẫn như trên.
Bạn có thể thực hiện sao lưu qua Ethernet hoặc mạng Airport sử dụng FireWire hoặc USB 2.0 kết nối với một trong những máy Macs. Hãy nhớ bật chế độ Personal File Sharing trong System Preferences > Sharing. Đây có thể không phải là cách tốt nhất để sao lưu, bởi vì tốc độ mạng sẽ bị chậm đi vì có nhiều máy sao lưu qua mạng nội bộ cùng 1 lúc.
Nếu bạn bỏ qua hướng dẫn ban đầu của Time Machine lần đầu tiên bạn kết nội ổ cứng ngoài, sẽ không có vấn đề gì hết. Một khi bạn đã chuẩn bị bắt đầu sao lưu, vào cửa sổ System Preferences của Time Machine, nơi bạn có thể chọn lựa ổ sao lưu và bắt đầu. Sẽ có hướng dẫn từng bước ở trong bài viết này.
Bạn không cần phải sao lưu toàn bộ dữ liệu trên ổ cứng của Mac, bạn có thể muốn loại trừ những file hệ thống. Điều này hợp lý nếu bạn muốn tiết kiệm dung lượng trên ổ sao lưu. Bạn luôn có thể sử dụng đĩa cài đặt đi kèm theo máy hoặc mua một bản Leopard để cài đặt một hệ thống mới sau mỗi lần hệ thống bị lỗi. Tuy nhiên, bạn không thể sử dụng Time Machine để thực hiện phục hồi toàn bộ hệ thống.
 
Tạo bản sao lưu đầu tiên
Khi Time Machine tạo bản sao lưu đầu tiên, chương trình sẽ mất một khoảng thời gian để thực hiện backup. Bởi vì chương trình tạo một bản copy đầy đủ của mọi dữ liệu bạn chọn sao lưu. Sau lần sao lưu đầu tiên này, Time Machine sẽ chỉ sao lưu những file mà đã bị thay đổi từ lần sao lưu trước đó, chức năng này gọi là sao lưu ‘incremental’.
Time Machine tạo sao lưu mỗi tiếng, trong suốt khoảng thời gian ổ đĩa sao lưu kết nối với Mac và Mac được bật lên và hoạt động (có nghĩa là không phải ở chế độ Sleep). Trên thực tế, Time Machine sao lưu mỗi tiếng trong 24 tiếng trước đó, sao lưu hàng ngày để bao gồm tháng trước đó, và sau cùng là hàng tuần cho đến khi ổ đĩa sao lưu đầy. Trừ khi bạn không có vấn đề gì với việc sao lưu đè lên những bản sao lưu cũ, bạn sẽ cần kết nối một ổ cứng khác một khí ổ sao lưu hiện tại của bạn đã đầy, và lựa chọn trong System Preferences > Time Machine, và kiểm tra ổ mới có tên khác với ổ cũ. Nếu Time Machine không thể thực hiện sao lưu, chương trình sẽ hồi phục lại việc sao lưu sau lần khởi động máy lần sau và khi ổ đĩa được kết nối.
Tùy vào phương pháp bạn lựa chọn hoạt động, bạn có thể cảm thấy sao lưu mỗi giờ có vẻ hơi nhiều hoặc chưa đủ. Để thay đổi điều này, mở Terminal (từ Applications > Utilities) và truy nhập thông tin sau (tất cả trên 1 dòng), sau đó bấm phím Enter:
sudo defaults write /System/Library/LaunchDaemons/ com.apple.backupd-auto StartInterval -int 3600
Thay thời gian giữa mỗi lần sao lưu bằng cách thay 3600 bằng con số khác, 3600 có nghĩa là 3600 giây. Ví dụ, bạn có thể thiết lập sao lưu 2 tiếng một lần như sau:
sudo defaults write /System/Library/LaunchDaemons/ com.apple.backupd-auto StartInterval -int 7200

Nếu bạn không muốn sử dụng Terminal, Time Machine Editor có một giao diện người sử dụng thân thiện hơn, và cho phép bạn thiết lập thời gian giữa sao lưu bằng giờ hoặc ngày. Bạn còn có thể thiết lập một sự kết hợp sao lưu ngày, tuần và tháng.
Biểu tượng Time Machine thường được đặt ở Dock, nếu bạn không thể tìm thấy biểu tượng ở đó, hãy thử tìm ở thư mục ứng dụng của Mac (Mac’s Application Folder). Điều đầu tiên bạn nên chú ý khi khởi động, là cột timescale đứng phía bên phải của màn hình. Việc này giúp bạn điều khiển và xem những bản sao lưu của hệ thống qua Time Machine bằng cách sử dụng một mũi tên lớn gần timescale, bạn có thể thấy những file đã được xóa trước đó từ những lần sao lưu trước.
Khi bạn muốn phục hồi lại một số định dạng file, nơi tốt nhất để bắt đầu là thư mục hoặc ứng dụng Mac OS X nơi bạn xóa file đó. Vì vậy, nếu bạn xóa một bức mail, hãy khởi động ứng dụng Mail; để khôi phục lại một bức ảnh, hãy khởi động iPhoto.
Time Machine được tích hợp với mọi khía cạnh của Leopard, vì thế khi bạn khởi động Time Machine, những cửa sổ ứng dụng đó vẫn sẽ được mở, cho phép bạn tìm kiếm những file bị mất. Điều này cũng xảy ra khi bạn đến thư mục nơi mà bạn xóa một file. Nếu bạn vẫn sử dụng Finder khi bạn khởi động Time Machine, cửa sổ Finder mới sẽ được mở.

Time Machine và Spotlight
Cũng như bạn đã mong đợi, Time Machine có thể hoạt động cùng với Spotlight, công nghệ tìm kiếm trên destop của Mac OS X, để việc tìm kiếm những file đã bị xóa trở nên dễ dàng hơn. Chỉ việc mở một cửa sổ Spotlight mới sử dụng phím lệnh mặc định ( O + C +[Spacebar]), và truy nhập những thông tin cần thiết, bằng cách điền thông tin vào hộp Spotlight bên trên góc phải, và sử dụng nút + để điền thêm thông tin, ví dụ như ngày mà file được khởi tạo.
Hãy nhớ rằng, bạn không thể khởi động Mac từ một bản sao lưu Time Machine. Vì thế, bạn cần phải sự dụng đĩa cài đặt Leopard, bằng cách đưa đĩa vào ổ đĩa và khởi động lại trong khi giữ phím [C] trên bàn phím, hoặc nháy chuột hai lần vào biểu tưởng Install Mac OS X khi đĩa được khởi động trên màn hình. Nếu bạn nghĩ vấn đề có thể do đĩa khởi động bị hỏng, bạn nên sử dụng mục First Aid của tiện ích Disk Utility để kiểm tra và sửa đĩa. Thỉnh thoảng, dọn hết những dữ liệu trên ổ đĩa sẽ làm giảm sự mẫu thuận giữa những file của hệ thống.
Khi bạn hài lòng với ổ đĩa khởi động, khôi phục lại hệ thống bằng cách tìm đến Utilities > Restore System từ bản Sao Lưu (from backup). Sử dụng hướng dẫn trên màn hình để lựa chọn bản sao lưu Time Machine bạn muốn sử dụng để khôi phục lại hệ thống.

Nguồn: TechRadar