Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

DuongTH

https://duongth.com
Staff member
23/5/15
2,260
780
113
TP. Hồ Chí Minh
duongth.com
Trong topic này mình sẽ tổng hợp những vấp váp, những thắc mắc của các bạn newbie khi bắt đầu "thò chân" vào thế giới Hackintosh.
Logic của topic là: bạn đang ở giao đoạn nào thì đọc hướng dẫn ở giai đoạn đó.
Goodluck.
Topic chỉ tổng hợp chứ không có tác dụng hỏi đáp, để đặt câu hỏi các bạn vào đây.

Để tiện cho việc support, tất cả những thành viên tham gia thảo luận ở box Hackintosh phải để cấu hình máy đang dùng dưới chữ ký:
với laptop:

Tên Máy - Tên CPU - tên chipset - Tên VGA(kèm độ phân giải màn hình) - tên sound - tên Card wifi - tên card LAN - tên touchpad - SSD hay HDD
với desktop:
Desktop - Tên CPU - MainBoard - Tên VGA - tên sound - tên Card wifi (nếu có) - tên card LAN - SSD hay HDD.
vd:
ASUS K45VD - i5 3210M/HM76/intelHD4000+GT610M/(1366x768)/ALC269/AR9485/RTL8168/8111/Elantouchpad/HDD


Trước cài đặt:
1. Thứ tự cài đặt dualboot newbie nên biết
2. Cách chỉnh sửa boot agruments trên windows

Trong cài đặt:
1. Cách vào verbose mode...
2. Mediakit reports not enough space on device for requested operation
3. Panic và cách nhận biết nguyên nhân Panic.
4. Lỗi không boot được vào máy do Card đồ hoạ

5.
Still waiting for root device
6. smcReadKeyAction ERROR



Sau cài đặt:
1. Chỉ nhận cổng VGA/HDMI khi cắm từ lúc khởi động?
2. Ẩn các phân vùng trong giao diện boot của clover.
3. Chỉnh sửa chế độ tự động boot của Clover.
4. Không thể cài HVT/Clover/PBI v.v..... bất kì kì file pkg
6. Touchpad, bàn phím không hoạt động sau một thời gian sử dụng

7. Khắc phục lỗi mất âm thanh sau khi Sleep
8. Lock My Mac
9. Cài xong không có âm thanh.
10. Patch AppleHDA xong nhưng không có âm thanh.

 
Last edited:
Chỉ nhận cổng VGA/HDMI khi cắm từ lúc khởi động?
(hướng dẫn không áp dụng cho các máy thử đủ kiểu vẫn không nhận cổng nào).

Có thể bạn chưa biết: Cách nhận màn hình khi cắm qua cổng VGA/HDMI
Trên windows ,có thể khi các bạn cắm màn hình qua cổng VGA/HDMI thì màn hình ngoài sẽ có hình ảnh ngay nhưng Mac thì khác.

Với Mac khi cắm vào, các bạn tiến hành detect display bằng cách :

trong giao diện display ấn nút Option ⌥ lập tức nút Detect Display sẽ hiện ra.


20150316_141853_zpshmytcmxs.jpg
ấn vào ngay lập tức sẽ hiện hình ảnh trên màn hình ngoài.
Screen%20Shot%202015-03-16%20at%202.22.38%20PM_zpswnlrbqe5.png


Screen%20Shot%202015-03-16%20at%202.22.38%20PM%202_zpsbk56naab.png
 
Ẩn các phân vùng trong giao diện boot của clover.

Phân vùng Recovery có thể làm bạn khó chịu:

Bước 1:
Tại màn hình boot clover, các bạn chọn vào phân vùng recovery -> ấn phím cách -> các bạn sẽ thấy cái mà mình đánh dấu đỏ :

screenshot1_zps6bafk3ba.png
các bạn k cần nhớ nó dài như nào, chỉ cần nhớ cái vị trí phân vùng của nó
vd như của mình là HD(5,GPT........)

Bước 2: Vào Mac, mật DPCI Manager như hình :
ấn Command F -> HD(5 ( thay bằng cái lúc nãy các bạn nhớ vào)

Screen%20Shot%202015-03-10%20at%201.13.03%20AM_zps1ajwg4zp.png
sau đó copy nguyên cả chuỗi như này:

Bước 3 dùng Clover Configurator mở file config.plist trong EFI\Clover , điền vào như thế này:

Screen%20Shot%202015-03-10%20at%201.05.23%20AM_zpsof7o6vt7.png
Bước 5 Save lại ->reboot và test.

áp dụng tương tự với bất kỳ phân vùng nào.
 
Last edited:
Chỉnh sửa chế độ tự động boot của Clover.

Tự động boot
Các bạn chú ý:
+ Cái Defaut boot volume các bạn điền tên của cái phân vùng cài Mac vào, vd như mình là Yosemite
+ Cái Timeout là thời gian đếm ngược tự động boot

Screen%20Shot%202015-03-10%20at%201.52.04%20AM_zpsu1qn2rxd.png
 
Last edited:
Không thể cài HVT/Clover/PBI v.v..... bất kì kì file pkg

Screen Shot 2015-04-19 at 3.32.00 PM.png
Cái này liên quan đến dùng Mac chứ không liên quan đến Hackintosh nhưng mình sẽ hướng dẫn cho những bạn newbie lười tra GG.
 
Last edited:
Cách vào verbose mode:

Các bạn ấn phím mũi tên chọn lên ổ Mac / Usb cài
screenshot0_zps05a02fc8.png

--> ấn cách
screenshot5_zps7cc1c5d7.png

--> chọn verbose mode

...... Nó sẽ show tất cả ra cho bạn xem, khi đứng quá 3phút được coi là kẹt.
 
Last edited:
Mediakit reports not enough space on device for requested operation

956770987.jpg
Lỗi này xuất phát từ việc ổ cứng của bạn không có phân vùng efi hoặc có phân vùng efi nhưng dung lượng nhỏ hơn 200MB.

Cách khắc phục là tìm cách cho ổ cứng của bạn có phân vùng efi kích thước trên 200MB.
+ có thể dùng tool để resize phân vùng efi ( mình sẽ cập nhật thao tác sau ).
+ dùng paragon HFS+ , format sẵn phân vùng định cài Mac sang HFS+. (hoặc bất kì tool nào hỗ trợ format sang HFS+ cũng được).
 
  • Like
Reactions: Omnizuki
Panic và cách nhận biết nguyên nhân Panic.

Panic : giống như window có lỗi màn hình xanh chết chóc, thì mac cũng có lỗi màn hình đen chết chóc. Lỗi màn hình xanh ở Windows thường do phần cứng gặp trục trặc. Panic thì có nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do xung đột giữa kext và kext, kext và dsdt, chính kext bị lỗi.

Cách nhận biết nguyên nhân Panic:

20150612_083639_1434086010334_zpsijysjtcb.jpg

Trong ảnh minh họa phần đánh dấu đỏ chính là nguyên nhân.

Nếu panic do Kext của Apple thì bạn xem lại phần DSDT, SSDT và Config của bạn chắc chắn có vấn đề.
Nếu panic do Kext không phải của apple mà của bên thứ 3 thì bạn xoá kext đó đi và tiếp tục test.
 
Last edited:
Lock My Mac và cách khắc phục:
mavs_find_my_mac_lock.png

Lock My Mac là chức năng vốn dành cho Mac thật, và với Hackintosh khi vô tình hay cố ý mắc phải thì các bạn đừng cuống cứ bình tĩnh làm theo cách sau đây:

1. Xoá phân vùng recovery của Mac:
Các bạn tiến hành delete phân vùng recovery ~600MB của Mac đi là có thể boot vào Mac bình thường được rồi.
Bước 1: Nháy phải lên This PC -> Mở Manager
Screenshot%2013_zpsgo58o7wv.png
Bước 2: Chọn Disk management và .......
Screenshot%2014_zpsku1lwqax.png
Nếu chưa thể boot vào mac thì tiếp tục:

2. Clean NVRAM:
Clean NVRAM trên real Mac rất dễ có thể dùng tổ hợp phím khi khởi động nhưng với Hackintosh thì không có tổ hợp phím này được.
Khi Lock My Mac , bạn boot bằng chế độ UEFI lúc nào cũng bị lock nhưng Legacy thì không, Chameleon vẫn vào ổn - may quá có cứu cánh nhể.
Đầu tiên các bạn tạo USB Chameleon hoặc restore disk image này theo hướng dẫn :
R-driver FShare-Link.

Sau đó các bạn gõ bootflag thích hợp với máy bạn ( thử với -v -x kext-dev-mode=1 trước k vào được thì tham khảo thêm trong guide AIO - Tham số khi khởi động cho Chameleon ).

sau khi vào được Mac, bạn gõ vào terminal:
Mã:
sudo nvram -c
vậy là clean NVRAM xong.
 
Last edited:
Đã patch AppleHDA nhưng vẫn không có âm thanh:

Guide patch AppleHDA hoặc Hackintosh VietNam Tool
Khả năng thường gặp: Newbie hay có một cái sai lầm là "patch kext là xong", kext chỉ giải quyết được 1 nửa vấn đề, còn lại phải patch DSDT. Cho nên nhiều bạn vẫn tưởng là chỉ cần patch AppleHDA.kext là xong - sai lầm - phải apply layout nữa. Kiểm tra thử xem đã có layout tương ứng với HDA của các bạn chưa.?
Thao tác: ->about this mac->system report... audio -> Audio ID​
Screen%20Shot%202015-06-29%20at%206.00.46%20PM%20copy_zpswbcdfr7p.jpg
Desktop:
+ Layout 5 hoặc 7 hoặc 9: VIA 2020/2021, Realtek ALC882/ALC883
+ Layout 12: Realtek ALC662
+ Layout 1 hoặc 2 hoặc 3: Realtek ALC887/ALC888/ALC889/ALC892/ALC898
+ Layout 1 hoặc 2: Realtek ALCALC 1150
+ Layout 1: Realtek ALC885

Laptop:
+ Layout 28: Cirrus Logic CS4213, Realtek ALC233/ALC255/ALC269VB/ALC270/ALC272/ALC275/ALC282/ALC283.
+ Layout 12: Conexant 20752, IDT 92HD81B1X, IDT 76B2, IDT 92HD91BXX, IDT 92HD87XX, IDT 92HD87B2/4
+ Layout 3: Conexant 20583/20585/20590/20756/20757, IDT 92HD90BXX, IDT 92HD87B1/3, Realtek ALC233/ALC235/ALC268/ALC280/ALC283/ALC284/ALC288/ALC290/ALC665/ALC668/ALC888/
+ Layout 1: Realtek ALC292/ALC892

Khả năng tiếp theo: Nếu AppleHDA đã được patch chuẩn + DSDT đã có layout ID tương ứng mà vẫn không có tiếng thì:
Bước 1: copy file com.apple.Boot.plist dưới đính kèm vào \Library\Preferences\SystemConfiguration
chú ý đường dẫn \Library\Preferences\SystemConfiguration (không phải là System\Library\...)

Bước 2: reboot
Bước 3: chạy Kext utility-> điền pass -> chờ nó báo enjoy -> reboot

Bước 4: nếu vẫn chưa có tiếng làm lại bước 3 thêm lần nữa.

Sau tất cả: Nếu làm các bước trên chắc củ mà chưa có tiếng thì nên xem lại DSDT đã patch HPET và IRQ hay chưa?
 

Attachments

  • com.apple.Boot.plist.zip
    838 bytes · Xem: 202
Last edited:
  • Like
Reactions: devardo
Thứ tự cài đặt dualboot newbie nên biết

Rất nhiều bạn newbie vấp váp ngay từ bước chia ổ, cài gì trước cài gì sau vv....
Để cài mac thì thứ tự sẽ như này:

Nếu có sẵn 2 usb:
Chuẩn bị sẵn
+ 1 USB 4GB (hoặc lớn hơn) dùng để chứa bộ cài Windows
+ 1 USB 8GB (hoặc lớn hơn) dùng để chứa bộ cài Mac

thứ tự thao tác cài sẽ là :
1. Chia ổ và cài windows trước ( bên dưới có hướng dẫn )
2. Cài Mac với bộ cài đã tạo ở usb 8GB bên trên.

Nếu chỉ có 1 usb:
Chuẩn bị sẵn:
+ 1 USB 8GB (hoặc lớn hơn) tạo bộ cài Windows.

thứ tự thao tác cài sẽ là:
1. Chia ổ và cài windows trước ( bên dưới có hướng dẫn )
2. tải và bộ cài Mac trên windows mà không cần Mac trên VMWare vào USB (lúc nãy đã dùng để chứa bộ cài windows)
3. Cài Mac với bộ cài vừa tạo.

Hướng dẫn chia ổ + cài windows:
Cài Mới:

Cài mới sẽ clean cả ổ ( mất data) nên bạn tự tìm cách backup data.
- Bước 1: Tiến hành boot từ bộ cài UEFI Windows
Chú ý chọn đúng UEFI
10937580_10152767765083089_447315692_n_zps294432ee.jpg

( ảnh minh hoạ )​
rổi ấn THP: Shift + F10 để mở cmd lên -> Tiến hành đánh lần lượt các lệnh sau:
Diskpart
list disk
select disk x (với x là tên của ổ cứng sau khi đánh list disk hiện ra, thường là 1)
clean
convert gpt
create partition efi size=300
format quick fs=fat32 label=“EFI"
create partition msr size=128
create partition primary size=XXX
create partition primary size=YYY
create partition primary size=ZZZ
create partition primary
exit
trong đó XXX, YYY, ZZZ là dung lượng phân vùng mà bạn muốn, tính bằng MB ( 1GB=1024MB )
+ kinh nghiệm cá nhân thì phân vùng primary đầu tiên mình để cài windows 80GB, phân vùng thứ 2 mình để cài Mac 100GB, 2 phân vùng còn lại tuỳ các bạn chia, nếu chia ba phân vùng thì bới một lệnh có "size=zzz" đi.

Chia xong tiến hành cài windows luôn.

- Bước 2: Tiến hành cài windows như bình thường nhưng đến gần thao tác chọn ổ: "Custom: Install Windows only (advanced)" -> Đến đây các bạn thấy các phân vùng trên HDD , các bạn format phân vùng EFI và phân vùng sẽ cài windows nhưng tuyệt đối không xoá hay động gì đến phân vùng MSR (128MB) ở trên Cài windows lên phân vùng đã chọn.
- Bước 1: Tiến hành boot từ bộ cài Windows
rổi ấn THP: Shift + F10 để mở cmd lên -> Tiến hành đánh lần lượt các lệnh sau:
Diskpart
list disk
select disk x (với x là tên của ổ cứng sau khi đánh list disk hiện ra, thường là 1)
clean
convert mbr
create partition primary size=XXX
active
create partition primary size=YYY
create partition primary size=ZZZ
create partition logical
exit
trong đó XXX, YYY, ZZZ là dung lượng phân vùng mà bạn muốn, tính bằng MB ( 1GB=1024MB )
+ kinh nghiệm cá nhân thì phân vùng primary đầu tiên mình để cài windows 80GB, phân vùng thứ 2 mình để cài Mac 100GB, 2 phân vùng còn lại tuỳ các bạn chia, nếu chia ba phân vùng thì bới một lệnh có "size=zzz" đi.
* lưu ý là MBR chỉ có thể tạo tối đa 4 phân vùng primary thôi
Chia xong tiến hành cài windows luôn.

- Bước 2: Tiến hành cài windows như bình thường nhưng đến gần thao tác chọn ổ: "Custom: Install Windows only (advanced)" -> Đến đây các bạn thấy các phân vùng trên HDD , các bạn có thể format tất cả các phân vùng và chọn phân vùng đầu tiên để cài windows.

Cài "thêm" trên ổ cứng có sẵn:
Với hệ thống uefi dùng ổ cứng định dạng GPT:
->cài Paragon HFS+
--> format phân vùng định cài Mac sang định dạng HFS+
Lý do:
+ vì dùng thiết lập mặc định khi cài windows, phân vùng efi thường chỉ 99MB, yêu cầu tối thiểu của Mac là 200MB.
-> khi cài Mac, bộ cài sẽ không cho cài đặt do lỗi Mediakit reports not enough space on device for requested operation
Với hệ thống Legacy ổ cứng định dạng MBR:
-> Chuẩn bị một phân vùng primary để cài Mac
-> cài Paragon HFS+
-> format sẵn phân vùng định cài Mac sang định dạng HFS+
Lý do:
xxxxxxxxxxxxxxx_zpsicvko09x.png

(minh hoạ phân vùng logical - đánh dấu xanh lá cây)
+ khi cài windows legacy với thiết lập mặc định, trừ ổ windows là primary ra tất cả điều bị chuyển về logical
-> dùng disk manager unlocate phân vùng logical định cài,
-->sau đó dùng diskpart tạo phân vùng primary để cài Mac:
start -> command
gõ:

Diskpart
list disk
select disk x (với x là tên của HDD sau khi đánh list disk hiện ra, thường là 1)
create partition primary
exit

* các bạn sẽ thắc mắc tại sao lại cài windows trước. Là vì lỡ có biến thì còn có windows mà xử lý cho tiện.
* triple boot, quad boot v.v.... thì lần lượt cài windows -> Mac -> các os khác.
* khi cài Mac thì phân vùng recovery của win sẽ trở nên vô dụng - đừng tiếc.
 
Last edited:
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.