DoBacThan

Thành viên mới
19/1/18
13
1
1
Bản quyền dịch thuật : ĐổBácThần - YourApple.org
peVgYOM.jpg
Tổng quan:
Bài hướng dẫn dạng step by step hướng dẫn cài MacOS (High Sierra, Sierra, El Capitan và Yosemite) trên HP ProBook/EliteBook/Zbook có trang bị card đồ họa Intel HD.
Lưu ý: Các hệ thống dùng CPU Broadwell,Skylake,Kabylake bạn nên bắt đầu cài từ 10.11.4 hoặc cao hơn. Tốt nhất hãy cài MacOS phiên bản mới nhất nếu có sẵn bộ cài.
Hướng dẫn đòi hỏi người dùng có kiến thức cơ bản về máy tính, ở mỗi bước bạn nên tự bồi đắp các kiến thức thiếu hụt trước khi làm bước tiếp theo.

Hệ thống support:
- 6-series laptop (Sandy Bridge): HP Probook 4x30s, 6x60b, Elitebook 2x60p, 8x60p, 8x60w
- 7-series laptop (Ivy Bridge or Sandy Bridge): HP Probook 4x40s, 4x0 G0, 6x70b, Elitebook 8x70p, 2x70p, 9470m
- 8-series laptop (Haswell): HP 3x0 G1, Probook 4x0 G1/G2, Elitebook 8x0 G1, ZBook G1, Folio 1040 G1
- 9-series laptop (Broadwell): HP Probook 4x0/6x0/8x0/ZBook G2
- 100-series laptop (Skylake): HP ProBook 4x0 G3, Zbook G3.
- 100-series laptop (Kabylake): HP ProBook 4x0 G4,. HP EliteBook 8x0 G4.

Card wifi support:
- HP Probook 4x30s: có whitelist BIOS, chỉ có thẻ sử dụng card wifi của HP Atheros AR5B195 (HP part# 593127-001) hoặc rebranded AR5BHB92 (AR9280).
- HP Probook 6x60b/5330m, HP Elitebook 8x60p/2x60p: có whitelist BIOS, bạn chỉ có thể thay HP-branded Broadcom 43224HMS (582564-001/582564-002).
- Các laptop còn lại có thể thay thoải mái miễn là card wifi support trên Mac dễ kiếm ở Việt Nam: AR9285, BCM943224, BCM94352, BCM94360.
- Nếu máy có bluetooth built-in chứ không kèm theo card mặc định thì bluetooth có thể không hoạt động (kể cả khi thay card có bluetooth).
- USB wifi là giải pháp sida nhất, chỉ dùng nó khi bạn không còn lựa chọn nào khác, usb wifi là nguyên nhân hàng đầu gây ra các lỗi liên quan đến sleep, shutdown.

Lưu ý để tránh rắc rối:
- Các máy đang cài bios password, vân tay nên gỡ sạch sẽ trước khi bắt đầu.
- Các máy không thể cài và chạy windows uefi có thể là hàng "ăn trộm", thợ đã phá bios bằng máy hoặc tools không được support trong guide này.
- Máy có card intel HD3000 khá yếu, tốt nhất nên nâng cấp RAM lên 8GB, bạn có thể sẽ bị sước hình với ít RAM hơn.
- Bản macOS sẽ dùng cho quá trình cài đặt nên tự tay download từ AppleStore để tránh 90% khả năng lỗi trong quá trình cài đặt cũng như giảm thiểu 90% khả năng lỗi vặt trong quá trình hoàn thiện cài đặt.
- Chuẩn bị 1 USB 8GB trở lên tốt nhất là usb 2.0.
- Lắp đặt sẵn card wifi thay thế (nếu có) trước khi bắt đầu.
- Cuối cùng luôn update BIOS lên bản mới nhất dành cho laptop HP của bạn lấy từ trang chủ hp.com

Thiết lập BIOS:
- UEFI boot : enabled (hybrid/with CSM for best result)
- secure boot : disabled
- fast boot : disable
- IGPU graphics memory set to 64mb (Broadwell and Skylake)
- disable the serial port via BIOS option if available
- disable "LAN/WLAN switching" if available
- disable "Extended Idle Power States" if you find it under "Power Management Options"
- disable "Wake on LAN" and "Wake on USB"
- disable Firewire/IEEE 1394 nếu có
- với laptop dùng CPU Skylake/KabyLake cần enable "Launch Hotkeys without Fn keypress"

Chú ý: Bạn phải enable switchable graphics nếu máy bạn có option này.

Trước khi bắt đầu bước chân vào thế giới hackintosh, bạn nên đọc và làm theo Post #2 Chuẩn bị ổ cứng và cài lại windows.


Nguyên tác: Rehabman.
Dịch thuật và biên tập : ĐổBácThần.
 
Last edited by a moderator:
Chuẩn bị ổ cứng và cài lại windows.

Theo hầu hết các bài hướng đẫn sẽ nói bạn không cần thiết phải chia lại ổ, tuy nhiên với kinh nghiệm của mình, tôi khuyên bạn nên clean toàn bộ ổ cứng chia lại. Hiển nhiên bạn sẽ phải sao lưu lại những dữ liệu quan trọng trước khi bắt đầu. Việc chia lại ổ cứng sẽ làm sạch sẽ và chuẩn lại ổ cứng, các giải pháp đi đường tắt (dùng tool chỉnh lại phân vùng, dùng patch MBR để cố gắng cài lên phân vùng MBR) có thể làm bạn sấp mặt sau khi cài xong MacOS - Công việc đã vào guồng, đang làm dở thì sập phân vùng, dữ liệu bị đe đọa hoặc mất, lúc này việc đi tắt không bù nổi thiệt hại.

Lưu ý:
- Trong các lần cài lại macOS kế tiếp bạn không cần làm lại các bước trong bài viết này.
- Trong các lần cài lại windows kế tiếp bạn cũng không cần làm lại các bước trong bài viết này, chỉ cần chú ý không format phân vùng EFI, cũng như các phân vùng của MacOS là được.

Chuẩn bị USB cài:
Burn DVD hoặc tạo USB bộ cài Windows 8/8.1/10:
+ Bạn có thể down bản windows 8/8.1/10 tuỳ thích dưới dạng file .iso về rồi dùng Nero hoặc Ultraiso burn ra DVD hoặc Format USB dạng FAT32 (Default) rồi Extract file .iso lên USB là được.
với các nguồn tải khác, các bạn tránh xa các bộ cài mod lại kiểu all win in one SIDA ra.

Cài đặt windows và chia lại ổ cứng:

- Bước 1:
Cắm USB chứ bộ cài windows> Khởi động và bấm F9, chọn Boot devices > Boot from EFI file > chọn Windows Install USB > EFI > Boot > BOOTX64.efi
rổi ấn tổ hợp phím : Shift + F10 để mở cmd lên -> Tiến hành đánh lần lượt các lệnh sau:

Mã:
diskpart
list disk
select disk x (với x là tên của ổ cứng sau khi đánh list disk hiện ra, thường là 1)
clean
convert gpt
create partition efi size=300
format quick fs=fat32 label=“EFI"
create partition msr size=128
create partition primary size=XXX
create partition primary size=YYY
create partition primary size=ZZZ
create partition primary
exit

trong đó XXX, YYY, ZZZ là dung lượng phân vùng mà bạn muốn, tính bằng MB ( 1GB=1024MB )
+ kinh nghiệm cá nhân thì phân vùng primary đầu tiên mình để cài windows 80GB, phân vùng thứ 2 mình để cài Mac 100GB, 2 phân vùng còn lại tuỳ các bạn chia, nếu chia ba phân vùng thì bớt một lệnh có "size=zzz" đi.
Chia xong tiến hành cài windows luôn.

- Bước 2: Tiến hành cài windows như bình thường nhưng đến gần thao tác chọn ổ: "Custom: Install Windows only (advanced)" -> Đến đây các bạn thấy các phân vùng trên HDD , các bạn format phân vùng EFI và phân vùng sẽ cài windows nhưng tuyệt đối không xoá hay động gì đến phân vùng MSR (128MB) ở trên Cài windows lên phân vùng đã chọn.

- Bước 3: Vào windows, tranh thủ cài driver đầy đủ từ Hp.com. Không nên dùng các tool tự động cài driver để tránh các lỗi không thể giải thích.

Các Lưu ý liên quan đến vấn đề dualboot:

+ Lưu ý 1
: Dành cho các trường hợp update windows.
Nếu không xuất hiện màn hình boot của Clover, bạn boot vào từ USB
-> dùng Clover configurator mount phân vùng efi ổ cứng
-> copy file cloverx64.efi trong efi/clover ra desktop
-> đổi tên cloverx64.efi thành bootmgfw.efi
-> trên phân vùng efi, vào efi/microsoft/boot, đổi tên file bootmgfw.efi thành bootmgfw-orig.efi.
-> copy file bootmgfw.efi ở desktop vào thư mục vừa tạo.
- Khởi động lại.

+ Lưu ý 2: Cập nhật OS X
Bạn có thể cập nhật trực tiếp từ store với các phiên bản OS X cùng tên mã, vd: OSX Yosemite 10.10.2 lên OSX Yosemite 10.10.3 v.v....
Nếu sau khi cập nhật máy bạn không sleep được thì gõ lệnh sau trong terminal:
Mã:
sudo pmset -a hibernatemode 0

+ Lưu ý 3: Reset EC - áp dụng cho các trường hợp không có tiếng, không dùng được bàn phím và touchpad, Cài Xong xuôi cũng nên Reset EC cho sạch hệ thống. Hướng dẫn reset EC xem tại đây.

+ Lứu ý 4: với những bạn chỉ cài Mac k muốn cài windows thì có các bước khác nhanh hơn, nếu bạn đã thành thạo bạn sẽ biết chỗ nào cần làm và chỗ nào k cần làm, nếu bạn không thành thạo thì đúng theo thứ tự khuyến cáo là được, tuy hơi dài nhưng cứ step by step là ổn thoả.

+ Lưu ý 5: Cài lại windows: ( đã dualboot ngon nghẻ nhưng muốn cài lại windows - do win lỗi hoặc cài lên win mới hơn )

* trước khi cài mới, dùng clover configurator mount phân vùng efi của ổ cứng -> xoá thư mục Microsoft. ( nên làm ).
Bước 1: Cắm USB > Khởi động và bấm F9, chọn Boot devices > Boot from EFI file > chọn Windows Install USB > EFI > Boot > BOOTX64.efi
Bước 2: Dùng bộ cài Windows installer format lại phân vùng cần cài windows tuyệt đối không format phân vùng EFI và MSR. Cài đặt và khởi động lại.
Bước 3: Khởi động lại và bấm F9 để chọn Boot devices > Boot from EFI file > chọn phân vùng EFI trên đĩa cứng > EFI > Clover > CLOVERX64.efi
Bước 4: Bạn có thể thấy trong menu boot của Clover bootloader xuất hiện "Boot Microsoft UEFI Menu from EFI".
Bước 5: Khởi động vào OS X và dùng Clover Configurator để mount phân vùng EFI partition. Vào EFI/Microsoft/Boot/ và đổi tên bootmgfw.efi thành bootmgfw-orig.efi
Bước 6: Khởi động lại. đến đây mà vẫn không xuất hiện menu clover thì thực hiện Lưu ý 1.
Nguồn: từ topic cũ của 4rum.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: tna1795
..................................................
 
Last edited by a moderator:
cho hỏi máy mình là HP Elitebook 840 G2 CPU 5300U có thể cài đc hay ko??