Lê Cao Cao

Thành viên mới
12/7/15
24
13
18
nguyenlc1993.wordpress.com

For the English guide, please visit HERE

Lưu ý về các dòng máy được hỗ trợ
Vì ở guide cũ có rất nhiều bạn hỏi những câu kiểu như “Máy mình model ABC cài/tham khảo theo guide này có được không?” hay “Bạn ơi giúp mình cài Mac trên máy model XYZ với” nên lần này mình phải nhắc lại là mình không support riêng, cũng như guide này là dành cho máy ASUS K501LX chứ không phải là guide AIO hay support nhiều dòng máy khác nhau. Tuy vậy vì có nhiều bạn chưa biết bắt đầu cài từ đâu, lại thấy máy của mình cấu hình tương tự nên cứ theo đó cài mà không hiểu rằng guide + bộ cài chỉ được thiết kế cho máy K501LX dẫn đến lỗi tùm lum rồi lại lên guide của mình ca cẩm, nên lần này mình quyết định sẽ chỉ trả lời nếu như dòng máy và câu hỏi bạn đưa ra là hợp lý. Dưới đây là bảng mức độ hỗ trợ tùy theo dòng máy:

4Mhtq9Cl.png


Trước khi post câu hỏi thì bạn nên đối chiếu model máy với bảng trên để biết xem có được hỗ trợ hay không, nếu có thì nhớ cập nhật cấu hình vào chữ kí trước khi post câu hỏi. Mình sẽ không trả lời những câu hỏi dạng:
  • "Máy mình model ABC cài/tham khảo theo guide này có được không?" (cái này bạn tự trả lời).
  • Không có cấu hình máy trong chữ kí hoặc cấu hình/model không được hỗ trợ.
Với những câu hỏi vi phạm mình sẽ nhờ mod xóa bài để giữ cho topic không bị loãng. Rất mong các bạn hợp tác để giữ cho topic này cũng như diễn đàn không bị ngập bởi những câu hỏi không cần thiết hoặc không đúng topic.

Mục lục
Tài liệu tham khảo
Nguồn cập nhật thủ công
Lời cảm ơn

I. Cấu hình và tình trạng nhận phần cứng
II. Trước cài đặt
III. Cài đặt
IV. Sau cài đặt
V. Kết luận
A-1. Tối ưu hóa sau cài đặt
A-2. Hướng dẫn patch DSDT cho ASUS K501LX
A-3. Hướng dẫn tạo serial để dùng trong SMBIOS
A-4. Thông tin patch AppleHDA
FAQ


Tài liệu tham khảo
Bài viết này cũng như quá trình cài đặt thực tế có sự tham khảo từ những nguồn sau (có thể còn một vài nguồn nữa mà mình không nhớ nhưng dưới đây là những nguồn chính):

Lưu ý: Mình sẽ không trích dẫn link đến những bài viết này mà chỉ ghi tiêu đề và tác giả, do nguồn hoặc nội dung của một số bài viết có thể không phù hợp với quy định của diễn đàn:

  • RehabMan:
    • [Guide] Booting the OS X installer on LAPTOPS with Clover
    • [Guide] Patching LAPTOP DSDT/SSDTs
    • [Guide] Disabling discrete graphics in dual-GPU laptops
    • [Guide] Native Power Management for Laptops
    • [Guide] 10.11+ USB changes and solutions
    • [Guide] Intel IGPU HDMI/DP audio (Sandy/Ivy/Haswell/Broadwell)
  • EMlyDinEsH:
    • Details about the Smart Touchpad driver Features
    • Details about the Enhanced Keyboard for Smart Touchpad driver
    • Complete AppleHDA Patching Guide
  • Clover Development Team:
    • Clover Wiki/Configuration
    • Clover v.2 Instructions
  • Đinh Hải Nguyên:
    • [Guide] AIO Guides For Hackintosh
  • Bùi Minh Bình:
    • TẠO USB CÀI ĐẶT OS X (GUIDE FOR NEWBIE PHẦN 2) — UPDATE
  • Nguyễn Minh Khôi:
    • Hướng dẫn hoàn thiện máy Asus đã cài xong OS X
  • Machanical:
    • [Guide] Asus ZenBook UX303LA (Broadwell Edition)
  • Mirone:
    • Guide to patch AppleHDA for your codec
  • Austere.J:
    • [Guide] Intel HD Graphics 5500 on OS X Yosemite 10.10.3
  • jaymonkey:
    • How to fix iMessage
  • holyfield, Pike R. Alpha and many others:
    • Pattern of MLB (Main Logic Board)
  • Hervé:
    • Performance tuning with FakeSMC & SMBIOS plist
  • Zoltankr:
    • AR9280 ATHR: Unknown locale: xx - EEPROM Mod
  • thePSGuy, Pike. R. Alpha:
    • Incompatibility with Broadwell SMBIOS, works with Haswell on 5500U
  • Other:
    • SMBIOS Broadwell
Nguồn cập nhật thủ công
Phiên bản mới nhất của các kext, công cụ trong guide có thể tìm thấy ở đây, nếu bạn muốn tự cập nhật thay vì chờ các bản cập nhật của mình:

Lời cảm ơn
Chiếc laptop ASUS K501LX của mình chạy El Capitan gần như hoàn chỉnh như ngày hôm nay là nhờ có sự đóng góp, giúp sức của rất nhiều người. Trong bài viết này mình xin được cảm ơn:
  • Tác giả của những guide mà mình đã tham khảo ở trên. Nhờ có những tư liệu hữu ích này mà quá trình cài Mac OS X đã trở nên đơn giản hơn và mình đã tự tối ưu được Mac OS X sau khi cài xong.
  • Tác giả của Clover Bootloader, các công cụ và kext được dùng trong guide. Những thứ này đòi hỏi rất nhiều công sức để viết nên và lợi ích của chúng là không thể phủ nhận.
  • Sơn Huỳnh vì đã trả lời một số câu hỏi của mình trong quá trình sửa lỗi sau cài đặt.
  • RehabMan vì đã giúp mình xử lý lỗi màn hình đen sau khi wake và gợi ý cách xử lý một số vấn đề bao gồm tắt card đồ họa rời và USB 3.0 trên El Capitan.
  • Mirone vì đã đưa ra các bản patch AppleHDA khác nhau cho codec Realtek ALC233, là nguồn tham khảo để mình tự patch AppleHDA thành công.
và còn nhiều người nữa mà có thể mình quên chưa liệt kê ra ở đây.
 
Last edited:
I. Cấu hình và tình trạng nhận phần cứng
1. Thông tin chung:
Các phiên bản của ASUS K501LX khác nhau ở một số điểm như sau:
  • CPU: i7 - 5500U, i5 - 5200U và i3-5010U (đều có chung iGPU Intel HD 5500).
  • HDD: từ 500GB đến 1TB.
  • SSD: Có/không (chuẩn M.2).
  • WiFi: Atheros AR9485 802.11b/g/n hoặc Intel Dual Band Wireless-AC 7260.
Mình sẽ cố gắng support tất cả các phiên bản ở trong guide này, và để làm được điều đó thì mình rất cần ý kiến phản hồi từ các bạn.

2. Cấu hình chi tiết và khả năng nhận diện:
CPU

  • Model: Intel Core i7-5500U @ 2.4GHz (TurboBoost 3.0 GHz).
  • Tình trạng:
    • Speedstep nhận đủ P-State.
    • CPU/iGPU có thể giảm xung nhịp xuống 800MHz/600MHz ở trạng thái nghỉ.
  • Phương thức:
    • Dùng SSDT.aml tạo bởi script ssdtPRGen.sh của Pike R. Alpha.
    • Cài X86PlatformPlugin_K501LX.kext và AppleGraphicsPowerManagement_K501LX.kext để giảm xung nhịp CPU/iGPU.
Đồ họa tích hợp
  • Model: Intel HD Graphics 5500.
  • Tình trạng:
    • Nhận full QE/CI, tín hiệu hiển thị tốt.
    • Xuất HDMI ngon lành.
  • Phương thức:
    • Chỉnh Pre-DVMT Allocated trong BIOS lên 64/128MB.
    • Inject ig-platform-id = 0x16260006 trong config.plist hoặc DSDT.
Đồ họa rời
  • Model: nVidia GeForce GTX 950M.
  • Tình trạng: do công nghệ đồ họa kép nVidia Optimus không được OS X hỗ trợ nên mình chọn tắt card rời để tiết kiệm pin.
  • Phương thức: Patch DSDT để tắt card rời.
Màn hình
  • Model: LCD 15.6", độ phân giải 1920x1080, kết nối eDP.
  • Tình trạng:
    • Nhận full độ phân giải, chỉnh được độ sáng.
    • Hỗ trợ HiDPI và Splendid Color Profile.
  • Phương thức:
    • Cài IntelBacklight.kext + patch DSDT để nhận chỉnh độ sáng.
    • Dùng SwitchResX nếu muốn chuyển sang 1280x720 HiDPI.
    • Xuất color profile tương ứng với màn hình từ Splendid Utility.
Ổ cứng
  • Model:
    • Seagate HDD 500GB 5400rpm.
    • Samsung SSD 850 EVO M2 256GB.
  • Tình trạng: Nhận cả 2 ổ cứng, hỗ trợ TRIM cho SSD.
  • Phương thức: Patch IOAHCIBlockStorage on-the-fly trong config.plist để bật TRIM.
LAN
  • Model: Realtek RTL8111 Gigabit Ethernet.
  • Tình trạng: Nhận, kết nối mạng ngon lành.
  • Phương thức: Cài RealtekRTL8111.kext
Wi-Fi
  • Model:
    • Qualcomm Atheros AR9485 (đi kèm máy).
    • Dell Wireless DW1702 - chip Atheros AR9285 (thay thế).
  • Tình trạng: Card gốc không nhận. Card thay thế thì nhận.
  • Phương thức (dành cho card Dell DW1702):
    • Cài AtherosARPT.kext để nhận Wi-Fi.
    • Mod ROM để fix warning ATHR: Unknown Locale 60.
Bluetooth
  • Model: Dell Wireless DW1702 - chip bluetooth Atheros AR3011 (thay thế).
  • Tình trạng: Nhận, truyền dữ liệu ngon lành.
  • Phương thức:
    • Nhận native bởi OS X.
    • Cài BTFirmwareUploader.kext để nạp firmware khi khởi động.
Webcam
  • Model: USB2.0 VGA UVC Webcam.
  • Tình trạng: Nhận, quay video ngon lành.
  • Phương thức:
    • Nhận native bởi OS X.
    • Cài CustomPeripheral.kext để fake thành FaceTime HD Camera.
Card Reader
  • Model: Realtek USB2.0 SD Card Reader.
  • Tình trạng: Không hoạt động (nhận nhưng không được cấp nguồn).
  • Phương thức: Có thể là route các cổng USB2.0 sang EHCI controller (chưa test).
Audio
  • Model:
    • Realtek ALC233.
    • Intel HDMI Audio.
  • Tình trạng:
    • Nhận speaker, headphone và internal mic.
    • External mic (qua combo jack) không nhận.
    • Nhận HDMI Audio.
  • Phương thức:
    • Realtek ALC233:
      • Cài AppleHDARealtekALC233.kext.
      • Nạp layout-id = 3 trong config.plist hoặc DSDT.
      • Patch AppleHDA.kext on-the-fly trong config.plist.
    • Intel HDMI audio:
      • Nạp layout-id = 3, hda-gfx = onboard-1 trong device HDAU và IGPU.
      • Patch AppleIntelBDWFramebuffer.kext on-the-fly trong config.plist để sửa cổng kết nối về HDMI.
    • Cài CodecCommander.kext để enable lại âm thanh sau khi sleep.
USB
  • Model: Intel 9 Series USB (2 cổng USB 3.0 Port + 2 cổng USB 2.0).
  • Tình trạng:
    • Nhận đủ 4 cổng, full speed USB 3.0.
    • Không bị lỗi instant wake (vừa vào chế độ sleep thì máy bật trở lại).
  • Phương thức:
    • Thêm DSDT patch vào config.plist để rename EHCx thành EH0x.
    • Nạp thuộc tính USB vào config.plist.
    • Patch DSDT để fix lỗi instant wake.
Pin
  • Model: Pin Li-Ion 3 Cell 48Wh (dùng khoảng 4 - 6 tiếng).
  • Tình trạng: Nhận thông số, trạng thái pin đầy đủ.
  • Phương thức: Cài ACPIBatteryManager.kext + patch DSDT.
Touchpad
  • Model: ELAN Touchpad với ASUS Smart Gesture.
  • Tình trạng: Nhận, hỗ trợ các cử chỉ đa điểm (tối đa 5 ngón).
  • Phương thức: Cài ApplePS2SmartTouchpad.kext.
Bàn phím
  • Model: Bàn phím full-size, các phím chức năng chuẩn ASUS, có backlit.
  • Tình trạng:
    • Nhận full các phím thường cũng như phím chức năng.
    • Nhận backlit 16 mức sáng (so với 4 mức thông thường trên Windows).
  • Phương thức: Cài ApplePS2SmartTouchpad.kext + AsusNBFnKeys.kext + patch DSDT.
Sleep/Wake
  • Tình trạng: Sleep/Wake OK (delay khoảng 10-15 giây trước khi vào chế độ sleep).
iMessage/Facetime
  • Tình trạng: Đang test.
  • Phương thức: Dùng script SerialGen.py để tạo bộ serial cho SMBIOS.
 
Last edited:
II. Trước cài đặt


1. Các công cụ cần thiết
  • Một máy Mac hoặc Hackintosh để tạo bộ cài.
  • Install OS X El Capitan.app tải từ App Store.
  • Gói cài đặt cho ASUS K501LX (tải ở đây).
  • Các công cụ hỗ trợ (tải ở đây):
    • EFI Mounter v3
    • IORegistryExplorer v2.1
    • KCPM Utility Pro v5.1
    • MaciASL v1.3
    • Property List Editor v3.1
  • 1 USB từ 8GB trở lên.
    • Khuyến nghị: nên dùng USB 3.0 từ 16GB trở lên.
  • BIOS update lên phiên bản mới nhất.
    • Các bạn vào website của K501LX để tải các bản cập nhật BIOS.
    • Phiên bản BIOS mới nhất tại thời điểm viết bài là 206.
2. Hướng dẫn tạo USB cài đặt
Bước 1: Tải và giải nén gói cài đặt ra Desktop.
Bước 2: Erase USB bằng Disk Utility.
  • Nhớ để Scheme là GUID Partition Map và Name là install_osx trước khi click Erase.
Bước 3: Mở Terminal và chạy dòng lệnh sau để tạo bộ cài đặt Mac OS X trên USB của bạn (yêu cầu password):
Mã:
sudo /Applications/Install\ OS\ X\ El\ Capitan.app/Contents/Resources/createinstallmedia --volume /Volumes/install_osx --applicationpath /Applications/Install\ OS\ X\ El\ Capitan.app --nointeraction

Thời gian createinstallmedia tạo bộ cài tùy thuộc vào tốc độ USB của bạn (khoảng 5 – 15 phút).

Bước 4:
  • Chạy EFI Mounter, mount phân vùng EFI trên ổ USB.
  • Copy thư mục EFI trong gói cài đặt vào phân vùng EFI trên USB.
  • Copy các file sau trong gói cài đặt vào vị trí đích tương ứng của chúng trên phân vùng EFI:
3YdNhur.png

Bước 5:
  • Vào thư mục /EFI/CLOVER/, sau đó mở file config.plist bằng một công cụ chỉnh sửa plist (VD: XCode hoặc PlistEditPro).
    • Bạn cũng có thể dùng Property List Editor.app đi kèm trong gói cài đặt.
  • Làm theo chỉ dẫn ở Phụ lục A-3 để tạo system serial & board serial cho máy bạn, sau đó áp dụng chúng vào mục SMBIOS trong config.plist.
    • Mặc dù trong guide này sẽ tạo serial cho model MacBookPro12,1, mình vẫn cung cấp script cho model MacBookAir7,2 để các bạn test thử. Hiện giờ vẫn chưa rõ là model nào cho hiệu năng tốt hơn, mặc dù mình đoán là MacBookPro12,1.
Cuối cùng, bạn lưu file config.plist lại, và USB cài đặt đã sẵn sàng để sử dụng rồi đó. :D
 
Last edited:
III. Cài đặt


Bước 1:
  • Khởi động lại máy, vào thiết lập BIOS.
  • Vào mục Advanced -> Graphics Configuration.
  • Thiết lập DVMT Pre-Allocated thành 64MB hoặc 128MB (mình chọn 128MB).
  • Lưu thiết lập BIOS và khởi động lại.
Bước 2:
  • Bấm ESC liên tục để hiện danh sách boot device.
  • Chọn USB của bạn (nhớ là chọn mục có UEFI ở đằng trước) để khởi động Clover Bootloader.
Bước 3:
  • Boot vào USB cài đặt của bạn, nhớ là nên boot verbose để còn theo dõi log xem có vấn đề gì không.
  • Nếu không có lỗi gì xảy ra, máy sẽ boot thành công và cửa sổ OS X Utilities sẽ hiện lên.
Bước 4:
  • Mở Disk Utility và thực hiện phân vùng để cài Mac OS X.
    • Phân vùng cài Mac nên để ít nhất là 40 GB.
    • Nếu bạn cài Windows trước và đã để sẵn 1 phân vùng FAT32 để cài Mac thì chỉ cần erase phân vùng đó sang OS X Extended (Journalled) là được.
    • Nếu bạn phân vùng bằng trình cài đặt Windows thì phân vùng EFI trên ổ cứng sẽ có kích thước là 100MB, và nó sẽ gây ra lỗi khi bạn erase phân vùng Mac trên Disk Utility. Bạn có thể khắc phục lỗi này bằng cách dùng Linux USB chứa GParted để resize phân vùng EFI lên ít nhất là 210MB.
    • Nếu bảng phân vùng của ổ cứng đang là MBR thì bạn phải convert sang GPT, tuy vậy nó có thể khiến cho phân vùng Windows của bạn không boot được. Cách đơn giản nhất, đồng thời cũng là tồi nhất, đó là backup dữ liệu của bạn ra ổ cứng gắn ngoài và phân vùng lại từ đầu.
  • Sau khi bạn đã phân vùng xong, thoát Disk Utility để quay lại với việc cài đặt.
Bước 5:
  • Chạy Install OS X.
  • Bấm Continue -> Agree.
  • Chọn phân vùng cài Mac và bấm Install.
  • Đợi cho trình cài đặt chạy xong Phase 1, máy sẽ tự khởi động lại.
    • Mặc dù trình cài đặt thông báo là About a second remaining, nhưng thực tế bạn sẽ phải chờ khoảng 5 – 10 phút.
Bước 6:
  • Làm theo Bước 2Bước 3 để boot vào USB cài đặt.
  • Trình cài đặt sẽ thực hiện Phase 2 để cài Mac OS X vào ổ cứng máy bạn, sau khi xong máy sẽ tự khởi động lại.
Bước 7:
  • Làm theo Bước 2 để khởi chạy Clover Bootloader, tuy nhiên thay vì boot vào USB thì bạn sẽ boot vào phân vùng Mac OS X.
  • Sau khi boot thành công, giao diện thiết lập Mac cho máy mới sẽ hiện ra.
Bước 8:
  • Làm theo hướng dẫn để thiết lập Mac OS X và tạo account. Lưu ý là nên tạo local account thay vì đăng nhập bằng Apple ID.
  • Sau khi hoàn thành xong, giao diện OS X El Capitan sẽ hiện ra.
Mac OS X thật đẹp phải không nào, nhưng như vậy vẫn chưa xong đâu nhé. ;)
 
Last edited:
IV. Sau cài đặt


Bước 1:
  • Mở EFI Mounter, mount phân vùng EFI trên USB.
  • Copy thư mục EFI trong phân vùng ra ngoài Desktop.
  • Eject phân vùng EFI trên USB, sau đó mount phân vùng EFI trên ổ cứng.
  • Copy thư mục EFI ở ngoài Desktop vào trong phân vùng.
Bước 2:
  • Mở thư mục Kexts trong gói cài đặt.
  • Cài tất cả các kext trong đó vào /Library/Extensions (thay vì /System/Library/Extensions) bằng KCPM Utility Pro, ngoại trừ CustomPeripheral.kext thì sẽ cài sau vì phải chỉnh lại Info.plist.
  • Khi bạn khởi động lại máy, Mac OS X sẽ rebuild kext cache, nhưng vì quá trình này rất mất thời gian nên có thể bạn sẽ muốn rebuild cache thủ công. Nếu vậy bạn mở Terminal và chạy dòng lệnh sau:
    Mã:
    sudo kextcache -u / -v 6

    Thời gian để rebuild cache sẽ vào khoảng 5 - 10 phút.
Bước 3:
  • Khởi động lại máy, vào thiết lập BIOS.
  • Vào mục Boot, chọn Add New Boot Option để thiết lập boot entry khởi động Clover.
    • Chọn Add boot option và đặt tên tùy ý cho boot entry (VD: Clover Bootloader).
    • Chọn Path for boot option và đặt đường dẫn cho boot entry là [Phân vùng EFI trên ổ cứng]:\EFI\CLOVER\CLOVERX64.EFI.
    • Chọn Create để tạo boot entry.
  • Thiết lập Boot Option #1 là boot entry mà bạn vừa tạo.
  • Lưu thiết lập BIOS và khởi động lại.
Bước 4: Nếu bạn tạo boot entry đúng thì Clover Bootloader trên ổ cứng sẽ tự động khởi chạy. Khi đó chọn boot vào phân vùng Mac của bạn xem có lỗi gì không.

Nếu không có lỗi gì thì bạn đã cài xong OS X El Capitan rồi đó. Giờ bạn có thể mở config.plist lên và tùy chỉnh thiết lập boot theo ý bạn (đặt timeout, logo, theme, v.v.). :D
 
Last edited:
V. Kết luận
Như vậy là bạn đã cài xong Mac OS X lên chiếc ASUS K501LX rồi, không có gì quá phức tạp phải không nào. Đó là nhờ các kext, công cụ, các bảng ACPI đã patch và thiết lập sẵn giúp cho quá trình cài đặt trở nên đơn giản hơn nhiều. Bản thân mình để cài Mac OS X lên máy mình cũng như viết ra guide này đã phải tự làm mọi thứ từ đầu tới cuối, bao gồm cài đặt Mac, cấu hình kext cho đúng, patch DSDT, patch AppleHDA, v.v. Đó là một trải nghiệm khá vất vả nhưng cũng đầy thú vị, và mình tin rằng bạn sẽ gặt hái được rất nhiều kiến thức bổ ích về phần cứng, phần mềm, hệ điều hành, v.v. trong lúc cài cũng như sau khi cài xong. Chiếc laptop ASUS K501LX thật đẹp, và khi cài Mac OS X lên thì trông nó càng đẹp hơn, có khi còn vượt qua cả những chiếc MacBook Pro hay MacBook Air vậy (tất nhiên về độ ổn định và mượt mà thì không thể sánh bằng rồi).

Guide này được tạo ra với mục đích để chia sẻ kinh nghiệm, cũng như phần nào giúp đỡ các bạn mới cài Mac OS X lên các dòng laptop mới hiện nay. Nội dung của guide có thể được dùng để tham khảo khi cài lên các dòng máy khác với cấu hình tương tự. Guide này hoàn toàn do mình viết, và nội dung của nó cũng như gói cài đặt kèm theo là tài sản chung của cộng đồng Hackintosh và được cung cấp miễn phí. Mình chỉ yêu cầu các bạn khi trích dẫn nội dung guide cũng như gói cài đặt đi kèm thì nhớ credit tên mình cũng như link bài gốc là được. Và nếu bạn thấy guide này hữu ích thì hãy nhớ like hoặc cảm ơn dưới bài viết nhé. :D

Mặc dù mình đã kiểm tra nội dung của các file trong gói cài đặt cũng như bài viết trước khi đăng, sai sót vẫn là điều khó có thể tránh khỏi. Ngoài ra guide vẫn còn một số hạn chế như một vài phần cứng, tính năng vẫn chưa thể nhận, nhận không hoàn toàn hoặc chưa được test. Vì vậy mình mong nhận được phản hồi của các bạn về guide, cũng như những góp ý, bổ sung để guide ngày càng hoàn thiện. Mình sẽ cố gắng cập nhật guide và gói cài đặt kèm theo cho đến khi mình nghỉ việc nghiên cứu Hackintosh hoặc đổi sang máy mới.

Chúc các bạn cài đặt thành công và có được con Hackintosh chạy mượt mà như ý.

Lê Cao Nguyên
 
Last edited:
A-1. Tối ưu hóa sau cài đặt
1. Tạo SSDT.aml cho CPU của máy bạn
Các file SSDT.aml trong gói cài đặt đều được tạo trên máy mình bằng script ssdtPRGen.sh của Pike R. Alpha (phiên bản mới nhất tại thời điểm bài viết là 18.2). Mặc dù mình đã chạy script với tham số -p để đặt target processor, nhưng mình vẫn khuyến khích các bạn nên chạy lại script trên máy bạn. Cách làm như sau:

Bước 1: Kết nối vào Internet. Mở Terminal và chạy lần lượt các lệnh sau:
Mã:
curl -o ~/ssdtPRGen.sh https://raw.githubusercontent.com/Piker-Alpha/ssdtPRGen.sh/Beta/ssdtPRGen.sh
chmod +x ~/ssdtPRGen.sh
~/ssdtPRGen.sh

Script sẽ tự động nhận diện CPU máy bạn và tạo SSDT.aml.
  • Nếu có warning gì bạn cứ chọn Yes.
  • Khi nó hỏi Do you want to copy /Users/nguyen/Library/ssdtPRGen/ssdt.aml to /Extra/ssdt.aml (y/n)?, bạn chọn No.
  • Các câu hỏi còn lại cũng chọn No.
Bước 3: Mở Finder, vào menu Go -> Go to Folder…, nhập đường dẫn ~/Library/ssdtPRGen và bấm Go. Bạn sẽ thấy file SSDT.aml được tạo ra trong thư mục ssdtPRGen vừa mở.

Bước 4: Mount phân vùng EFI bằng EFI Mounter, sau đó copy file SSDT.aml vào thư mục /EFI/CLOVER/ACPI/patched để sử dụng.

Để kiểm tra xem đã nhận đủ P-State chưa, các bạn có thể:
  • Dùng AppleIntelInfo.kext (phải cài XCode để build kext).
  • Hoặc mở IORegistryExplorer, vào mục CPU0@0/AppleACPICPU/X86PlatformPlugin rồi kiểm tra mục CPUPStates trong danh sách bên phải.
2. Điều chỉnh màn hình và màu sắc
Bản thân mình không thích để scale mặc định 100% mà thường tăng lên 150% ở độ phân giải 1920x1080 để nhìn dễ hơn. Tuy vậy Mac OS X không hỗ trợ cơ chế scale như trên Windows 10 mà chỉ hỗ trợ hạ độ phân giải, mà nếu làm vậy thì font chữ cũng như các đối tượng sẽ bị nhòe, không sắc nét.

Thật may là Mac OS X hỗ trợ chế độ HiDPI (gộp nhiều pixel làm một, là cách mà Mac OS X 'giả scale' để hiển thị trên MacBook Pro Retina). Để xài chế độ này các bạn làm như sau:

Bước 1: Mở Terminal, chạy dòng lệnh sau để bật chế độ HiDPI rồi khởi động lại máy:
Mã:
sudo defaults write /Library/Preferences/com.apple.windowserver.plist DisplayResolutionEnabled -bool true

Bước 2: Cài SwitchResX. Click vào biểu tượng của SwitchResX trên menu bar và chọn độ phân giải 1280x720 HiDPI. Khi đó font chữ và các đối tượng sẽ to lên 150% mà vẫn nét như ở native 1920x1080 vậy.

Bên cạnh đó, các máy ASUS đều hỗ trợ tính năng Splendid giúp màu sắc hiển thị dịu mắt hoặc sống động hơn. Bản chất của nó là dùng Color Profile thích hợp với màn hình để làm thay đổi màu sắc hiển thị, như vậy để xài Splendid trên Mac OS X ta chỉ cần mượn Color Profile đó sang là xong. Cách làm như sau:

Bước 1:
  • Mở SwitchResX Preferences, vào mục Unknown Monitor ở dưới cùng của thanh bên trái.
  • Ghi lại Vendor ID và Product ID của màn hình máy bạn. Sau đó byte-flip Vendor ID của màn hình rồi ghép với Product ID.
    • Ví dụ như màn hình máy mình do AU Optronics sản xuất với Vendor ID 0x06AF và Product ID 0x38ED. Như vậy kết quả cuối cùng sẽ là 0xAF0638ED.
Bước 2:
  • Cài Splendid Utility trên Windows.
  • Vào thư mục C:\Program Files (x86)\ASUS\Splendid\icm, bạn sẽ thấy rất nhiều color profile trong này (file .icm).
  • Chọn file .icm theo model máy và màn hình của bạn, rồi copy file vào một chỗ nhất định.
    • Ví dụ như với màn hình của mình thì sẽ dùng file K501LX_8086_AF0638ED.icm.
Bước 3: Khởi động Mac OS X, sau đó copy file .icm đã lưu vào thư mục /Library/ColorSync/Profiles/Displays để cài color profile.

Cuối cùng click vào biểu tượng của SwitchResX trên menu bar, áp dụng color profile bạn đã cài đặt và tận hưởng thành quả.

3. Fake thông tin Card Reader và Webcam
Để fake Card Reader trên máy bạn thành Built-In Card Reader của Apple, và Webcam thành FaceTime HD Camera, ta sẽ dùng CustomPeripheral.kext. Các bước phải làm như sau:

Lưu ý: Kext này không giúp nhận Card Reader và Webcam mà chỉ fake thông tin. Nếu Card Reader / Webcam máy bạn không hoạt động thì bạn nên xem lại thiết lập USB.

Bước 1:
  • Mở System Information.
  • Vào mục Hardware -> USB, các bạn sẽ thấy các thiết bị kết nối với giao tiếp USB trong máy.
  • Chọn mục USB2.0-CRW (tương ứng với Card Reader máy bạn), lấy giá trị Product ID và Vendor ID của thiết bị, sau đó chuyển từ hexadecimal về hệ thập phân.
    • Ví dụ với card reader máy mình: Product ID 297 (0x0129) và Vendor ID 3034 (0x0BDA).
  • Làm tương tự với mục USB2.0 VGA UVC Webcam (tương ứng với Webcam máy bạn).
    • Ví dụ với webcam máy mình: Product ID 46211 (0xB483) và Vendor ID 1266 (0x04F2).
Bước 2: Chuột phải vào CustomPeripheral.kext, chọn Show Package Contents. Sau đó mở file Info.plist trong thư mục Contents.

Bước 3: Mở mục IOKitPersonalities ra, bạn sẽ thấy nhiều mục con ở trong này.
  • Chỉnh giá trị của idProductidVendor trong các mục sau thành giá trị Product ID và Vendor ID của Card Reader máy bạn (đã chuyển sang hệ thập phân):
    • Any_Internal_SD_Card_Reader_1_00
    • Fake Apple Card Reader Device
    • Fake Apple Card Reader Interface
    • Fake Apple Card Reader SBC Inject
    • Fake Apple Card Reader UMC Inject
  • Chỉnh giá trị của idProductidVendor trong các mục sau thành giá trị Product ID và Vendor ID của Webcam máy bạn (đã chuyển sang hệ thập phân):
    • Fake Built-in FaceTime HD Camera Device
    • Fake Built-in FaceTime HD Camera Interface A
    • Fake Built-in FaceTime HD Camera Interface B
Sau khi sửa xong, lưu file Info.plist lại và cài CustomPeripheral.kext vào /Library/Extensions là xong.

4. Chỉnh thiết lập Touchpad và Keyboard
Để làm điều này các bạn mở Info.plist của ApplePS2SmartTouchpad.kextAsusNBFnKeys.kext, mở mục IOKitPersonalities -> Smart-Pad / AsusNBFnKeys -> Preferences rồi chỉnh cấu hình trong đó. Chi tiết về giá trị cũng như tác dụng của mỗi thuộc tính trong mục Preferences các bạn tham khảo tại 2 guide sau:
  • Details about the Smart Touchpad driver Features
  • Details about the Enhanced Keyboard for Smart Touchpad driver
Hầu như các thiết lập mình đều giữ nguyên so với kext gốc, trừ những thiết lập sau:
  • ApplePS2SmartTouchpad - mục Preferences/Keyboard:
afA1E6q.png

  • AsusNBFnKeys - mục Preferences:
dYhn849.png


5. Mod ROM card wifi để fix warning ATHR: Unknown Locale 60
Mục này không bắt buộc và chỉ áp dụng khi bạn thay card wifi gốc của máy bằng Dell DW1702 hoặc một card Atheros khác. Chi tiết các bạn tham khảo ở guide AR9280 ATHR: Unknown locale: xx - EEPROM Mod.

6. Tăng hiệu suất bằng cách chỉnh thông số FakeSMC.kext
Mặc định FakeSMC.kext sẽ giả lập SMC ở version 1.3f3 và compatible là smc-napa. Tuy vậy nó không còn đúng với các đời máy ngày nay, và mình khuyến khích các bạn nên chỉnh lại các thông số này để phần nào gia tăng hiệu suất của máy (thường thì GPU sẽ được hưởng lợi nhiều hơn là CPU). Chi tiết các bạn có thể xem ở guide Performance tuning with FakeSMC & SMBIOS plist.

Bản thân file FakeSMC.kext trong gói cài đặt đã được mình chỉnh SMC version lên 2.28f7 và compatible là smc-huronriver.

7. Chỉnh X86PlatformPlugin.kext và AppleGraphicsPowerManagement.kext để giảm xung nhịp nghỉ của CPU và iGPU
ACPI_SMC_PlatformPlugin.kext (đối với CPU Sandy Bridge và cũ hơn), X86PlatformPlugin.kext (đối với CPU Ivy Bridge trở lên) và AppleGraphicsPowerManagement.kext là 3 kext khá quan trọng trong Mac OS X do chúng chứa các power profile dùng để quản lý thiết lập năng lượng, xung nhịp CPU và iGPU, tính năng App Nap, v.v. Bằng cách điều chỉnh profile tương ứng với Board-id của máy bạn (xem trong SMBIOS), bạn có thể làm giảm xung nhịp nghỉ của CPU và iGPU, từ đó giúp tiết kiệm pin và làm cho máy Hackintosh chạy mát hơn.

Có 2 model Mac chạy CPU Broadwell là MacBookPro12,1 (Mac-E43C1C25D4880AD6)MacBookAir7,2 (Mac-937CB26E2E02BB01), và tương ứng với chúng là 2 profile mà ta cần phải chỉnh sửa. Mặc dù cả 3 CPU trang bị trên K501LX đều có thể hạ xung nhịp xuống 800MHz ở trạng thái nghỉ, profile sẽ khiến chúng chạy ở 1300MHz do nó được thiết kế cho các model Mac ở trên, vốn dùng các CPU khác với mức xung nhịp cao hơn. Đối với iGPU Intel HD5500, tình trạng cũng tương tự khi mà nó bị ép phải chạy ở mức cao hơn 300MHz ở trạng thái nghỉ. Vì vậy ta cần phải chỉnh các mục liên quan trong profile về giá trị phù hợp. Các bước cần phải làm như sau:

Lưu ý: Luôn backup các kext trước khi thực hiện bất cứ thay đổi nào.

Đối với X86PlatformPlugin.kext:
Bước 1:
Truy cập vào thư mục resource của kext tại đường dẫn:
Mã:
/System/Library/Extensions/IOPlatformPluginFamily.kext/Contents/PlugIns/X86PlatformPlugin.kext/Contents/Resources

Bạn sẽ thấy rất nhiều file plist trong thư mục này, chúng chính là các power profile tương ứng với board-id của máy Mac.

Bước 2:
  • Mở file plist tương ứng với board-id bạn đang dùng.
    • Ví dụ: Mac-E43C1C25D4880AD6.plist nếu bạn dùng SMBIOS của MacBookPro12,1.
  • Truy cập vào thuộc tính IOPlatformPowerProfile -> FrequencyVectors.
  • Đổi word thứ 2 trong FrequencyVectors từ 0D000000 thành 0800000, và kiểm tra xem thuộc tính CPUFloor property có đang là 800 không. Việc này sẽ giúp CPU máy bạn hạ xung nhịp xuống 800MHz ở trạng thái nghỉ.
Đối với AppleGraphicsPowerManagement.kext:
Bước 1:
Truy cập vào nội dung của kext tại đường dẫn:
Mã:
/System/Library/Extensions/AppleGraphicsPowerManagement.kext/Contents
Bước 2:
  • Mở file Info.plist, sau đó truy cập vào thuộc tính IOKitPersonalities -> AGPM -> Machines -> [Board-id máy bạn] -> IGPU -> Heuristic.
  • Chỉnh giá trị của thuộc tính GT2FloorGT3Floor thành 6. Nó sẽ cho phép iGPU chạy ở 300MHz khi nhàn rỗi.
Cuối cùng lưu các file plist, rebuild cache và khởi động lại máy. Bạn có thể dùng Intel Power Gadget (phần mềm này có một lỗi là sẽ hiện xung nhịp của iGPU lên gấp 3 lần) hoặc AppleIntelInfo.kext để kiểm tra xem các thay đổi có hiệu lực chưa.

Thực ra trong gói cài đặt đã có sẵn 2 dummy kext là AppleGraphicsPowerManagement_K501LX.kextX86PlatformPlugin_K501LX.kextchứa profile đã được chỉnh sửa. Các bạn chỉ cần cài 2 kext đó là xong, không cần phải chỉnh sửa kext gốc làm gì cho mất công. :D
 
Last edited:
A-2. Hướng dẫn patch DSDT cho ASUS K501LX

Mặc dù file DSDT.aml đi kèm gói cài đặt đã được patch, bạn có thể vẫn muốn patch thủ công trong một số trường hợp sau:
  • Model máy bạn là K501LB (mình không chắc lắm, nhưng hình như con này với K501LX xài mainboard gần giống nhau).
  • Bạn muốn tìm hiểu về quy trình patch DSDT/SSDT cho ASUS K501LX.
  • Bạn muốn áp dụng một số patch bên ngoài, không có trong gói cài đặt.
  • Khi ASUS phát hành bản BIOS mới và bạn muốn tự cập nhật DSDT thay vì chờ mình đưa ra bản cập nhật.
  • Khi mà tính năng FixRegion của Clover hoạt động không đúng, dẫn đến máy bạn gặp một số vấn đề về độ ổn định.
Để patch DSDT/SSDT, ta sẽ dùng công cụ MaciASL. Trong Preferences của MaciASL, nhớ để Compiler OptionsACPI 5.0 nhé (nếu không thì khi dịch ra file .dsl cũng như khi biên dịch sẽ gặp lỗi).

1. Trích xuất DSDT, SSDT và tạo file .dsl
Bước 1: Ở giao diện của Clover Bootloader, các bạn bấm F4 (sẽ không có thông báo phản hồi nào nhé). Toàn bộ các bảng ACPI sẽ được trích xuất và lưu vào /EFI/CLOVER/ACPI/origin.

Bước 2: Boot vào Mac OS X, mount phân vùng EFI và copy thư mục origin ở trên ra Desktop.

Bước 3: Vào thư mục origin đã copy. Ngoại trừ các file DSDT và SSDT, xóa hết các file .aml còn lại.

Bước 4: Chuột phải vào MaciASL.app, chọn Show Package Contents. Sau đó vào thư mục /Contents/MacOS rồi copy file iasl5 vào thư mục origin.

Bước 5: Mở Terminal và chạy các lệnh sau:
Mã:
cd ~/Desktop/origin/
./iasl5 -da -dl *.aml
cp ./DSDT.dsl ~/Desktop

Các file DSDT.amlSSDT-x.aml sẽ được decompile đồng thời thành các file .dsl, và file DSDT.dsl sẽ được copy ra Desktop.

Giờ công việc của bạn là patch file DSDT.dsl ngoài Desktop, còn thư mục origin sẽ là bản backup nếu quá trình patch gặp vấn đề.

2. Patch DSDT
Trong gói cài đặt, vào thư mục /ACPI/Patches, các bạn sẽ thấy rất nhiều patch DSDT trong thư mục này:
  • Một số patch về cơ bản được giữ nguyên so với bản gốc.
  • Có một số patch được sửa đổi để phù hợp với DSDT của K501LX (các thay đổi so với bản gốc đều được mình ghi trong changelog của patch).
  • Có một vài patch được mình viết cho phần cứng cụ thể (như Ethernet_RTL8111, WiFi_DW1702, v.v.).
Tất cả các patch đều đã được mình lựa chọn, sửa đổi và kiểm nghiệm nên các bạn chỉ cần dùng bộ patch này là sẽ patch thành công cho DSDT máy ASUS K501LX, không cần phải add repo hay patch thủ công gì cả.

Cần phải nói thêm rằng rất nhiều patch trong số đó đã không còn cần thiết nữa sau khi mình chuyển các patch rename và inject IOReg vào config.plist. Việc này đem lại những lợi ích sau:
  • Các patch rename sẽ được apply tự động bởi Clover lên cả DSDT lẫn SSDT, vì vậy bạn không còn cần phải patch SSDT thủ công nữa.
  • Việc này cũng đồng thời giải quyết vấn đề FixRegion không áp dụng được với custom SSDT.
  • Số lượng patch cần áp dụng đã giảm đi đáng kể.
  • Các thuộc tính IOReg cần inject giờ đây có thể được chỉnh sửa dễ dàng trong config.plist.
Các patch không cần thiết giờ đã được mình đưa vào một thư mục con bên trong thư mục Patches, và chỉ nên được dùng để tham khảo.

Cách bước patch DSDT như sau:
  • Mở file DSDT.dsl bằng MaciASL.
  • Bấm nút Patch, bấm Open để mở file patch, sau đó bấm Apply để áp dụng patch.
  • Sau mỗi patch các bạn nhớ compile lại xem có lỗi nào không, nếu không có lỗi thì patch đến đâu lưu file đến đó để nếu có lỗi thì còn undo được.
Thứ tự apply và công dụng của các patch như sau:

kZb4e7t.png


Sau khi patch xong, compile và lưu lại thành file DSDT.aml trên Desktop. Cuối cùng các bạn copy file DSDT.aml vào /EFI/CLOVER/ACPI/patched để sử dụng.

Note: Nếu sau khi apply patch Generic Fixes mà vẫn còn lỗi thì có thể là do bạn đã không decompile các file .aml đồng thời mà chỉ mở mỗi file DSDT.aml bằng MaciASL.
 
Last edited:
A-3. Hướng dẫn tạo serial để dùng trong SMBIOS
SMBIOS (System Management BIOS) là một tập hợp các bảng dữ liệu có nhiệm vụ mô tả hệ thống máy bạn (VD: model, serial, thông tin CPU, RAM, v.v.). Một số thông tin quan trọng trong SMBIOS có thể kể đến như:

kXcArWA.png

Để làm cho máy bạn trông giống như máy Mac, Chameleon/Clover cho phép bạn nạp các thông tin SMBIOS từ file cấu hình, cụ thể với Clover là mục SMBIOS trong config.plist. Các giá trị SMBIOS nên được giữ nguyên không đổi qua các lần cài đặt và được tạo ra một cách duy nhất ứng với máy bạn, nếu không thì một số dịch vụ của Apple mà có kiểm tra thông tin máy bạn như iCloud, iMessage và FaceTime có thể sẽ không hoạt động. Các thuộc tính SMBIOS có ảnh hưởng đến các dịch vụ trên bao gồm:

aljkkIQ.png

Tại thời điểm viết bài, cộng đồng Hackintosh đã tìm ra cấu trúc của một system serial hợp chuẩn, còn cấu trúc của MLB serial thì vẫn chỉ ở mức giả thiết. Tuy vậy, Apple dường như không còn kiểm tra MLB serial và ROM một cách nghiêm ngặt nữa, cho nên MLB serial tạo bởi các tool được chia sẻ trên Internet hiện nay có thể hoạt động tốt với iMessage/FaceTime. Tuy vậy khả năng cao là bạn vẫn phải liên hệ với Apple Support để đưa MLB và ROM của máy bạn vào danh sách ngoại lệ.

Trong gói cài đặt này có bao gồm 2 script Python dùng để tạo system serial và board serial cho 2 model máy Mac là MacBookPro12,1 và MacBookAir7,2. Tùy theo việc bạn thích sử dụng model Mac nào mà bạn sẽ phải chạy script tương ứng. Trong tương lai có thể mình sẽ viết lại script bằng ngôn ngữ Swift và phát triển thêm để script có thể tạo serial cho mọi model máy Mac.

Cần phải lưu ý rằng thuật toán tạo serial của script dựa trên những kiến thức và khám phá được chia sẻ trên trang Pattern of MLB (Main Logic Board) trên InsanelyMac, cũng như giả thiết của riêng mình về cấu trúc của MLB serial. Vì vậy mình không bảo đảm rằng MLB serial tạo bởi script của mình là hợp chuẩn 100%, nhưng mình hi vọng rằng nó sẽ giúp iMessage/FaceTime hoạt động trên máy bạn.

Nếu những điều mình viết ở trên có chỗ không rõ ràng, hoặc bạn muốn hiểu rõ tường tận cách kích hoạt iMessage/FaceTime trên Hackintosh, vui lòng truy cập vào thread How to fix iMessage.

Các bước tạo serial bằng script như sau:

Bước 1: Mở Terminal và chạy script bằng câu lệnh:
Mã:
python [đường dẫn tới SerialGen_xxx.py]

Chẳng hạn nếu bạn giải nén gói cài đặt ra Desktop và bạn muốn tạo serial cho model MacBookPro12,1, thì câu lệnh để chạy script sẽ có dạng như sau:
Mã:
python ~/Desktop/el-capitan-k501lx/Config/SerialGen/SerialGen_MBP121.py

Bước 2: Trong Phase 1, script sẽ tạo ra 5 system serial ứng với model Mac mà bạn chọn. Làm theo chỉ dẫn để kiểm tra xem serial nào chưa được dùng cho máy Mac thật và có thể dùng được cho máy Hackintosh của bạn. Sau đó nhập chỉ số của serial mà bạn chọn và bấm Enter để chuyển sang Phase 2.

Bước 3: Trong Phase 2, script sẽ tạo ra 5 board serial ứng với system serial mà bạn chọn lúc trước. Cả 5 serial đều được tạo ra bởi cùng một thuật toán nên bạn chỉ cần chọn cái nào mà bạn thích là được.

Bước 4: Trong Phase 3, script sẽ hỏi bạn có muốn tạo config.plist ở ngoài Desktop không. Chọn YES, script sẽ tạo file config.plist chứa thông tin SMBIOS cho model Mac mà bạn chọn rồi kết thúc.

Bước 5: Mở file config.plist của bạn trong /EFI/CLOVER và file config.plist được tạo ra trên Desktop. Sau đó chép đè mục SMBIOS trong config.plist tạo bởi script thay cho mục SMBIOS trong config.plist của bạn.

Bước 6: Do SMBIOS của ASUS K501LX bị lỗi không thể lấy được System UUID, nên bạn sẽ phải dùng một custom UUID. Cách làm như sau:
  • Mở Terminal, chạy lệnh uuidgen vài lần để tạo UUID ngẫu nhiên.
  • Áp dụng UUID mà bạn đã tạo vào thuộc tính config.plist -> SMBIOS -> SmUUID.
  • Đặt thuộc tính config.plist -> SystemParameters -> InjectSystemID thành Yes.
Bước 7: Sau khi chỉnh sửa xong, bạn lưu file config.plist lại và tạo một bản backup để sau này nếu có cài đặt lại thì vẫn dùng bộ serial cũ.
 
Last edited:
A-4. Thông tin patch AppleHDA
Codec: Realtek ALC233
Codec ID: 0x10EC0233
Layout ID: 3
PathMap:

MhfmNT8.png


Pin Configuration:
01471C10 01471D01 01471E10 01471F90
01971C40 01971D10 01971E81 01971F00
01B71C30 01B71D01 01B71EA0 01B71F90
02171C20 02171D10 02171E21 02171F00
01470C02 01B70C02

How to set MuteGPIO?
Look at VREF caps of Node 0x19 and Node 0x1B in codec dump:
Mã:
Vref caps: HIZ 50 GRD 80 100

The correct MuteGPIO value for Node XX is: 0x500100XX (replace XX with the Pin Complex Node ID)

  • IntMic: MuteGPIO = 0x5001001B = 1342242843
  • LineIn: MuteGPIO = 0x50010019 = 1342242841
MuteGPIO for IntSpeaker should always be set to 0.
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Saranhamiga
FAQ
Q: Sao guide này dài vậy? Đọc hết có thành thánh Hackintosh không?
A: Thế bạn không thích guide 'mì ăn liền' à? ;)
Đùa thôi, mình viết guide này hướng tới người mới tập cài Hackintosh nên mình nghĩ là phải viết chi tiết một chút. Guide AIO chỉ nêu hướng dẫn cơ bản thôi, còn vào trường hợp cụ thể thì nên có guide cụ thể, phải không bạn? À mà trong guide có phần patch DSDT mình nghĩ khá là hay, bạn nên đọc thử xem. :D
Muốn thành thánh như DuongTH hay vusun123 thì đọc guide này chưa đủ đâu, phải cài thực tế trên nhiều dòng máy mới có nhiều kinh nghiệm được. Mình cũng không phải là thánh gì cả, nên nếu bạn xài máy khác mà hỏi mình thì chưa chắc mình giúp được đâu nhé.

<sẽ cập nhật tiếp dựa trên phản hồi của mọi người>
 
Last edited:
bạn cho mình hỏi là thời điểm bây giờ thì mac sierra ra mắt rồi thì mình muốn kiếm file elcapitan thì tìm ở đâu hả bạn
máy của bạn và mình mình thấy giống nhau, theo chút hiểu biết về phần cứng của mình thì vẫn cài được theo cách của bạn
mình cảm ơn

ASUS GL552VX - i7 6700HQ / HM170 / intelHD530 + GT950M / (1080x1920) / CX20751/2 / Wireless-AC 8260 / RTL8168/8111 / ASUStouchpad /HDD
 
bạn cho mình hỏi là thời điểm bây giờ thì mac sierra ra mắt rồi thì mình muốn kiếm file elcapitan thì tìm ở đâu hả bạn
máy của bạn và mình mình thấy giống nhau, theo chút hiểu biết về phần cứng của mình thì vẫn cài được theo cách của bạn
mình cảm ơn

ASUS GL552VX - i7 6700HQ / HM170 / intelHD530 + GT950M / (1080x1920) / CX20751/2 / Wireless-AC 8260 / RTL8168/8111 / ASUStouchpad /HDD
laiduy98Cài sierra thử đi bạn. Mình có con k550vx cũng đang tính cài. Đang ngâm cứu.
Còn file elcapitan thì google cái nó ra nhiều mà.
 
hiện giờ cũng đang băn khoăn là có nên up lên seria ko. hiện giờ đang ở el 10.11.3. 4rum bị lỗi, mất hết mấy comment rùi. haizz
 
bạn cho mình hỏi là thời điểm bây giờ thì mac sierra ra mắt rồi thì mình muốn kiếm file elcapitan thì tìm ở đâu hả bạn
máy của bạn và mình mình thấy giống nhau, theo chút hiểu biết về phần cứng của mình thì vẫn cài được theo cách của bạn
mình cảm ơn

ASUS GL552VX - i7 6700HQ / HM170 / intelHD530 + GT950M / (1080x1920) / CX20751/2 / Wireless-AC 8260 / RTL8168/8111 / ASUStouchpad /HDD
laiduy98Bạn tìm trong osx.vn nhé. Guide của mình chỉ tham khảo đc một phần vì máy bạn là Skylake không phải Broadwell.
hiện giờ cũng đang băn khoăn là có nên up lên seria ko. hiện giờ đang ở el 10.11.3. 4rum bị lỗi, mất hết mấy comment rùi. haizz
Điền cấu hình vào chữ kí đi bạn.
Chưa nên up lên sierra nhé, vì driver keyboard + touchpad vẫn chưa update nên không hoạt động tốt với sierra.
 
Mình vừa cài macOS Sierra 10.12.1 xong và làm theo hướng dẫn của bạn. Bây giờ hoạt động hết rồi chỉ trừ có cái microphone tích hợp sẵn trong lap là vẫn chưa hiện trong phần Input, nhưng vẫn hiện Internal Speaker trong phần Output và vẫn nghe được bằng cả loa với tai nghe. Chủ thread giúp mình nha :)

ASUS K501LB - DM127D / Intel Core i3 - 5010u / 4GB Ram/ 500GB HDD / Realtek ALC233 / Intel HD 5500 + GT 940M
 
Có một cái mình thấy rất là lạ là trong System Information thì nó báo nhận đủ cả internal microphone, speaker và headphone nhưng trong System Preferences thì mình lại không thấy Internal Microphone đâu cả :v

ASUS K501LB - DM127D / Intel Core i3 - 5010u / 4GB Ram/ 500GB HDD / Realtek ALC233 / Intel HD 5500 + GT 940M / macOS Sierra 10.12.1
 

Attachments

  • Screen Shot 2016-12-09 at 11.15.17 AM.png
    Screen Shot 2016-12-09 at 11.15.17 AM.png
    1.6 MB · Xem: 110
không hiểu sao sau khi chạy xong để vào phase 1 ( chưa tới cài dặt ngôn ngữ) nó không chạy quả táo mà nó tự khoief động lại và chạy win, mình mong bạn giúp đỡ.
 
khong co file .app chi co file dmg dc ko anh oi