Thông tin gần đây cho thấy Apple đang muốn phát triển công nghệ màn hình riêng của mình có tên gọi microLED với độ sáng, độ chính xác màu và độ bền vượt trội.

3f3ac732cc86f21fe559acafc7291c3c.jpeg

Hiện nay, LCD là loại màn hình được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp di động với cơ chế hoạt động dựa trên các đèn đi-ốt phát sáng. Mặc dù loại tấm nền này thường được gọi là "màn hình hiển thị LED", các đi-ốt chỉ cung cấp một đèn nền, sau đó được lọc qua nhiều lớp phân cực, tinh thể lỏng, các bộ lọc màu để tạo ra hình ảnh.

Ngoài LCD, OLED cũng là một cái tên thường được nhắc đến. Không giống như màn hình LCD, bảng đèn OLED (đèn báo hiệu hữu cơ) không cần đèn nền để hiển thị hình ảnh. Thay vào đó, nó có một lớp phim chế tạo từ vật liệu hữu cơ phát ra ánh sáng phản ứng với dòng điện. Điều này cho phép chiếu sáng từng điểm ảnh, dẫn đến tỷ lệ tương phản tốt hơn so với màn hình LCD. Trong khi màn hình LED truyền thống luôn phải phát sáng cả màn hình, màn hình OLED có thể phát sáng từng điểm ảnh riêng biệt chỉ khi cần thiết giúp tiết kiệm năng lượng hơn. Bên cạnh đó, nhờ không cần đến cái giải pháp chiếu sáng (bóng đèn...) nên màn hình OLED có ưu thế về độ mỏng so với LCD và ngày càng được ưa chuộng trong ngành công nghiệp di động.

Vậy microLED mà Apple đang muốn phát triển là gì? Về cơ bản, nó là sự lai tạo ưa điểm giữa 2 loại màn hình LCD và OLED. Mỗi đèn led nhỏ của màn hình microLED sẽ bao gồm 3 điểm ảnh phụ có khả năng tự phát ra ánh sáng riêng, nhờ đó mang lại hiệu quả tiết kiệm năng lượng cũng nhưng chất lượng hình ảnh, độ tương phản tuyệt vời như trên OLED. Song, nhờ sử dụng bóng đèn LED từ chất liệu vô cơ nên nó có độ bền cao hơn hẳn OLED, tránh được hiện tượng giảm chất lượng hiển thị theo thời gian. Hợp chất vô cơ được sử dụng trong sản xuất tấm nền microLED được gọi là Gallium Nitrade (GaN) có khả năng cung cấp độ sáng cao gấp 30 lần so với OLED.

3f3ac732cc86f21fe559acafc7291c3c.jpeg

Cấu tạo của màn hình LED TFT thông thường.
Vậy khuyết điểm của loại màn hình mới là gì? Câu trả lời là tiền, hay chính xác hơn là chi phí để sản xuất ra màn hình microLED. Tấm nền microLED cần được lắp rắp TỪNG điểm ảnh nhỏ mỗi lần, và để dễ tưởng tượng, nếu muốn có một màn hình độ phân giải Full HD (1.080 x 1.920), nhà sản xuất cần lắp rắp tổng cộng khoảng 6,3 triệu điểm ảnh phụ.

3f3ac732cc86f21fe559acafc7291c3c.jpeg

Microled bao gồm các thành phần có kích thước khoảng 100 phần triệu mét - nhỏ hơn 100 lần so với đèn led thông thường.

Chính vì lý do này, rất có thể các dòng iPhone được ra mắt trong năm nay, thậm chí là năm sau đều sẽ chưa được trang bị màn hình microLED. Tuy nhiên, chắc chắn Apple sẽ tiếp tục phát triển công nghệ màn hình này một phần vì tính ưu việt của nó, một phần nhằm giảm bớt sự phụ thuộc cung ứng màn hình từ các đối thủ của mình như Samsung hay LG.