minhkhoinguyen

Privacy Account
Staff member
25/4/15
10,850
667
113
Hà Nội
minhkhoinguyen.com
Thực ra Group đã có guide AIO toàn tập về Hackintosh, bản thân là người biết về công nghệ mình đánh giá nó hay và đầy đủ nhất cho anh em. Nhưng lắng nghe nhiều anh em góp ý, khi vị trí họ xuất phát chẳng biết gì về công nghệ, nhưng lại có nhiệt huyết và tình yêu với Mac thì nó lại khác.

Nhiều người inbox hỏi mình: " em không biết xuất phát ở buớc nào?", " em đọc lần thứ x cái AIO rồi nhưng vẫn ko thể hiểu được vì em ko phải dân công nghệ"..... Đại loại như thế, ngày xưa mình cũng là người không biết gì và thời đó cũng chả có guide AIO hay nhiều forum về Hackintosh để tìm, nên mình hiểu anh em đang khó, khổ ở đâu.

Thôi chia sẽ ngắn gọn thế, giờ mình bắt đầu viết về abcd về Hackintosh, nó là kinh nghiệm của bản thân mình, anh em có thể đọc trước rồi tham khảo guide AIO để hiểu chi tiết. Đây là cái nhìn toàn thể về quy trình của 1 Hackintosher cơ bản phải ăn nằm với nó.

I. Thế nào là Hackintosh

Hackintosh thật là là việc cài Mac OS X lên máy tính không phải của Apple. Nó ngắn gọn thế thôi. Và cũng chính ở chỗ máy tính không phải của Apple nên nhiều phần cứng sẽ không hỗ trợ hoặc nhận nhưng không đầy đủ tính năng như "Mac Xịn", chuyện này ta phải chấp nhận không bàn cải và thắc mắc ở đây. Hãy thắc mắc là làm sao cho nó hoạt động trơn tru ở mức độ nhất định.

II. Thế máy mình có thể cài Hackintosh không? Phiên bản nào là thích hợp?

Thực ra vấn đề này nó chung quá, không biết trả lời thế nào cho anh em hiểu? Thường thì những người có kinh nghiệm họ chỉ check phần cứng của máy có support tốt không? Rồi bắt đầu cài thử nghiệm chứ không thể thống kê hết các trường hợp cụ thể? Nên anh em cứ chiến đi, không phải vấn đề lớn, khi đã backup dữ liệu.
Các phiên bản thích hợp cũng từ việc check phần cứng mà ra. Ví dụ bạn tra phần cứng đó support kext trên 10.8 thế cho dù bạn có thích 10.9 ta cũng phải chấp nhận.

III. Quy trình căn bản

1. Xác định máy có những phần cứng gì? Nếu bạn không by pass qua được bước này thì nên dừng việc cài Hackintosh ở ngay đây.
Phương pháp tra cứu: Sử dụng Device manager trong Windows
a. Vào Device Manager

1370143848.jpg
b. Chọn Device và xem Properties
1370143954.jpg
c. Xem Vendor ID và Device ID, sau đó lưu lại tiến hành bước 1.d
1370143966.jpg
d. Truy cập tại đây tra cứu.
VD: Card màn hình NVS 3100M có Dev_0A6C thì điền vào ô Device ID là 0A6C.

Kết quả đôi khi ko chính xác do cái thằng submit ko chính xác. Thực ra tên NVS 3100M có sẵn rồi nên anh em chỉ lấy Ven_id để khi patch kext hay DSDT thôi. Nhiều trường hợp như Wireless Card, HD Graphics...ko rõ tên phần cứng cụ thể thì ta mới tra.

Screen Shot 2014-08-01 at 12.56.50 AM.png

**Notes: Đơn giản và chính xác dùng phần mềm AIDA64 dump file thông tin về phần cứng của máy ra, mình khuyến khích chơi kiểu này, kiểu trên xưa rồi và đôi khi tra cứu ko chính xác.

Cám ơn @vusun123 đã bổ sung
Đấy cũng là 1 cách, ngoài ra có 1 phần mềm khác soi phần cứng cực kỳ nhanh mà SMod thiếu, đó là System Info, chạy trên win, nó chính là tab PCI List của DPCI Manager chạy trên OS X
System Info

2. Dạo 1 vòng các forum hoặc lập thread hỏi anh em xem hỗ trợ những gì?


3. Xác định phiên bảo OS X thích hợp và download nó, cũng như các tool cần thiết như: Kext patched, Smbios, DSDT, SSDT( nếu may mắn máy bạn có người cài thành công và chia sẽ), Hackintosh VietNamTool, Kext Wizard, Chamleon Wizard, Kext Utility, Chameleon Bootloader, Clover Bootloader, Mac Clover Configurator, DSDT Editor, DSDT-SE, IORegistryExplorer, Mac Drive, TransMac, ChamePlist....

4. Xác định cách tạo bộ cài.

Yêu cầu xác định máy có hỗ trợ EFI Boot hay Legacy Boot. Phương pháp:
a. Dùng System Information( chỉ dành cho Windows 8 và 8.1)

+Dùng tổ hợp phím Windows Logo( lá cờ)+R để mở Run dialog, gõ như hình

How to check if my computer boots in UEFI or Legacy BIOS mode (5).png


+Xem cột bên phải, dòng thông tin về Bios Mode

How to check if my computer boots in UEFI or Legacy BIOS mode (6).png
How to check if my computer boots in UEFI or Legacy BIOS mode (7).png


b. Dùng setupact.log áp dụng Windows 7, 8, 8.1

+Vào đường dẫn C:\Windows\Panther. Copy file setupact.log ra đâu đó
How to check if my computer boots in UEFI or Legacy BIOS mode (8).png

+Mở file đó lên bằng Notepad


+Dùng Control+F để mở chức năng Find, gõ cụm từ( bỏ ngoặc kép nhé): "Detected boot environment" để tìm.
How to check if my computer boots in UEFI or Legacy BIOS mode (10).png

+Check xem là Legacy hay EFI như ảnh.
How to check if my computer boots in UEFI or Legacy BIOS mode (11).png

c. Nếu check bios có hỗ trợ EFI/UEFI và muốn cài theo hướng này: thì nghiên cứu mục về Clover trong guide AIO


5. Xác định kiểu phân vùng

a. MBR: dùng chuẩn boot legacy và nên sử dụng Chameleon bootloader để cài đặt
b. GPT: chỉ dùng dạng bảng phân vùng GPT với máy có BIOS hỗ trợ UEFI, loại này khuyến khích dùng Clover bootloader

6. Chia ổ cứng để cài Mac: Mọi chi tiết về chia và format phân vùng các bạn xem ở đây


Khuyến khích sử dụng Parted Magic boot live trên usb để chia và format phân vùng để cài.
Ngoài ra nếu anh em đang có 1 hệ thống Windows OS hoạt động trơn tru và không có hơn 3 phân vùng Primary thì sử dụng Acronis Disk Director 11 Home để tạo thêm phân vùng cho Mac.
Link down:http://www.mediafire.com/?djnohnjwz2z (lưu ý copy và past vào trình duyệt ko click trực tiếp link mediafire nhé dễ die)
***Notes: bất kể dùng tool gì phân vùng chuẩn bị cài Mac phải nằm ở dạng Primary nhé, không sẽ bị lỗi.
Xác định Primary, Logical hay Extend...:
R-Click vào My Computer-->Disk Management. Chọn phân vùng muốn xem sẽ thấy để rõ.

7. Boot vào bộ cài.

Ở bước này yêu cầu anh em hiểu rõ và biết các boot arg phù hợp cho máy mình, không gõ tràn lan.
VD: -v -f thì không có -x vào đây.

8. Cài đặt lên phân vùng đã xác định trước đó.


9. Boot vào partition Mac lần đầu.

a. Nếu thành công cài boot loader thì chỉ cần gõ lại các boot arg cần thiết.
b. Nếu bị lỗi boot loader như boot0...error hay ko boot được. Yêu cầu sử dụng lại boot loader của USB cài đặt để boot vào phân vùng Mac.

10. Cài/xoá kext cần thiết: bằng cách sử dụng các tool như Kext Wizard, Hackintosh Tool VN,...



11. Khắc phục bootloader nếu cần. Sử dụng boot legacy hay clover


12. Thiết lập file quan trọng trong /Extra hoặc /EFI/Clover.

+ org.chameleon.Boot.plist: cấu hình thông số, boot arg cho qua trình boot ko cần gõ tới lui khi khởi động
+ smbios.plist: mô tả giả lập theo phần cứng máy Mac xịn nào? VD: HD3k, HD4k ta phải chọn Macbook8,1
***Notes: Config 2 file này ta dùng tool có tên Chameleon Wizard là dễ nhất.
+Trường hợp dùng EFI+Clover ta sẽ ko có 2 file trên. Thay vào đó gom lại 1 file Config.plist trong /EFI/CLOVER anh em chỉ tập trung vào hắn
***Notes: dung tool MAC Clover Configurator để cấu hình file này là hiệu quả nhất.

13. Khởi động lại nếu ok thì không bàn cãi, tiến hành các bước dưới, nếu không ok thì thử các boot arg khác, xoá kext....cùng lắm post lỗi lên để anh em hỗ trợ.


14. Tiến hành patch DSDT, SSDT, enable QE/CI.....hoàn thành nốt các phần còn có thể.


15. Backup các kext, DSDT, Clover file...thành phần quan trọng.


16. Update nếu chưa phải bản lastest:

a. Đọc thông tin về bản sẽ update, thay đổi kext như thế nào? tác động như thế nào?
c. Tiến hành download và update.
d. Restore lại kext, file đã backup. Khởi động lại.
e. Nếu lỗi quay lại bước 13. Nếu ok thì chúc mừng anh em.

17. Fix các lỗi nâng cao khác dual boot, tripple boot.....


Trên đây là toàn bộ quy trình căn bản cho ai muốn nhập môn Hackintosh. Dựa theo quy trình này, anh em tập trung nghiên cứu các khái niệm, công cụ liên quan từ guide AIO để có bước đi chuẩn nhất.

Nếu anh em nào có phương pháp nhanh gọn hơn, cứ chia sẽ vào đây mình sẽ update lên cho anh em newbie.

Vì một cộng đồng Hackintosh ngày càng phát triển rất mong anh em đóng góp và cùng chúng tôi phát triển. Mình sẽ cập nhật liên tục những đóng góp của anh em vào đây để newbie dễ thở hơn và đưa Mac OS X đến nhà nhà người người.:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
 
Last edited by a moderator:
Mình cũng hi vọng nó thoáng hơn. Các mod ít cãi nhau hơn và phát triển lành mạnh hơn nữa.