Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

vusun123

Super Moderator
Staff member
12/5/15
626
255
63
Hà Nội
Bài viết nhằm hướng tới từng đối tượng cụ thể, các mức tiền cụ thể mà họ có thể chi ra để đạt được hiệu quả cao nhất. Tất nhiên mọi phần cứng ở đây mình sẽ cố gắng update liên tục theo ver mới nhất của OS X

A. Desktop

1/ Nền tảng: Intel hay AMD ?
Luôn pick Intel, vì mac thật cũng dùng Intel, support của chúng nó đầy đủ hơn rất nhiều. Tất nhiên không thể nói không chọn AMD, vì giá cả của bọn này nếu nói thẳng ra P/P có thể vả vỡ mồm Intel nếu đặt vào bối cảnh AMD PR mạnh lên và thằng Intel không giảm giá bán mainboard/CPU; kernel cho AMD luôn được develop trên insanelymac vì luôn có 1 lượng fan AMD bên đấy, các Controller trên các main cho chip AMD cũng bắt đầu được support tốt.
> Kết luận: muốn đơn giản thì Intel, muốn tiết kiệm + phiêu lưu thì AMD.

2/ Card đồ họa: Intel hay Nvidia hay AMD ?
Mặc dù gần đây ( thời điểm bài viết này là Skylake ra rồi ), Intel vẫn làm iGPU khá yếu, dẫn đến việc ta chỉ coi Intel là 1 thằng chữa cháy ( tuy nhiên với dân code và light gaming, dùng thằng này cũng đủ rồi ). Nvidia ( ở thời điểm này dùng Maxwell ) tiêu thụ điện rất ít, đồng thời hiệu năng đời Maxwell cũng cải thiện hơn khá nhiều so với Kepler, driver của đám này cũng khá ổn định. AMD thì ăn điện kinh khủng nhưng khả năng tính toán cao, muốn chơi với bọn này phải làm quen với việc patch Framebuffer ( chống chỉ định newbie và những ai lười đọc guide ). Hiệu năng Nvidia vs AMD thì mời các bạn lên mấy trang benchmark gaming ( mình hay dùng game-debate ) để so hiệu năng trước khi pick. 1 vấn đề nữa là khi mua, nên so sánh P/P xem nó có đáng mua không ( cái này áp dụng với mấy bạn bên nước ngoài là phần lớn ). Ví dụ: 1 cái card khi so card khác, hiệu năng hơn 20% trong khi giá hơn 5% tức đáng mua, còn 1 cái card hiệu năng hơn có 5% trong khi giá tăng hơn 10% thì không đáng.
> Kết luận: công việc đơn giản không cần đồ họa nặng thì khỏi mua card đồ họa, phí tiền. Mua Nvidia cho nhẹ nợ, mua AMD để làm geek.

3/ RAM: càng nhiều càng tốt ?
Mac OS X luôn tận dụng full RAM của hệ thống, cho nên đừng phàn nàn "máy em chạy full RAM cmnr, liệu có sao không ?". Tất nhiên nhiều RAM thì càng làm được nhiều việc ( nhất là mấy anh thích chơi máy ảo, kết hợp với CPU nhiều core ).
> Kết luận: tùy nhu cầu, ở dưới sẽ giải thích thêm.

4/ Lưu trữ: SSD hay HDD ?
Có điều kiện thì mua luôn SSD mà chạy OS, tội gì không đầu tư ? "1 lần cài OS lên SSD, không bao giờ quay lại nhìn HDD" là câu nói áp dụng khi chạy OS trên SSD. Nên pick 3 thằng sau nếu mua SSD: Samsung, Intel và Crucial. HDD chỉ nên chứa dữ liệu thì tuổi thọ và tốc độ của nó sẽ được cải thiện.
> Kết luận: SSD để chạy OS, HDD chứa dữ liệu.

5/ Nguồn: đủ hay thừa ?
Nếu bạn là 1 OCer hay là 1 người có điều kiện nâng cấp hàng năm, luôn mua cao hơn thời điểm build máy hiện tại lên để lỡ đâu sau này phần cứng ăn điện hơn mà lại nâng nguồn thì là dở hơi. Nếu bạn xác định mua 1 lần và sống mái với nó đến khi nó tạch gì đấy thì nên tính kĩ công suất nguồn để mua cho tốt. Nên chọn nguồn có chế độ bảo vệ khi bị mất điện đột ngột hay sét đánh, nó sẽ giúp bảo vệ linh kiện.
> Kết luận: tùy nhu cầu.

6/ CPU: nghĩ mạnh + phù hợp túi tiền là mua ?
Câu trên áp dụng cho 1 số trường hợp cụ thể, tuy nhiên phải kết hợp với Mainboard ( sẽ nói ở dưới ). Mấy anh thanh niên làm ảnh ảo tưởng cứ nghĩ mua i5 non K dùng là ngon, mà thực ra thì tiền mua i5 non K ( Haswell ở thời điểm bài viết này ) góp thêm chút ít là có con Xeon E3 rồi ( con này 4 core 8 thread hơn hẳn i5 4 core 4 thread, không có iGPU, tuy nhiên làm ảnh thì thường toàn mua card đồ họa rời dùng kèm ). Hay trường hợp mấy anh code iOS cứ mua i7 K dùng, trong khi code theo quan điểm cá nhân của mình thì chỉ cần i5 K là đủ.
> Kết luận: tùy nhu cầu.

7/ Mainboard: cứ mua cao nhất với túi tiền mình có là ngon ?
Sai bét. Dùng i5 non K mà mua main Zx7 sẽ bị vozer chém tơi bời ngay; dùng i7 K mua H97 lại ăn gạch tiếp. Ngay cả khi pick main tầm thấp/trung thì cũng đừng pick thấp quá, mà nên pick loại nào có khả năng nâng cấp 1 chút ( mua H81 kèm mua 1 kit RAM 2 thanh, sau này muốn nâng thêm thì lại tháo 2 thanh ra bán đi mua 2 thanh khác thành ra dở hơi, trường hợp này mua B85 nếu xác định nâng cấp về sau ). Các mainboard 6 series ( Sandy Bridge ) cho đến nay đều support tốt Mac OS X, hãng nào cũng như hãng nào cho nên đừng lăn tăn rằng "Gigabyte tương thích tốt Hackintosh" ( mấy người bị tonymac đầu độc hay nói thế )
> Kết luận: mua phải để ý CPU và nghĩ đến ý định nâng cấp sau này.

8/ Case: đẹp là mua ?
Đúng, nhưng nên xem xét đến 4 vấn đề sau: mainboard loại gì ( mini hay thường ); card đồ họa có kích thước to hay bé; đi dây ra sao; có USB 3.0 trên case không. Mình gặp nhiều người mở thùng case máy ra là loằng ngoằng dây dợ , nhìn rất hãi vì thùng bé quá không có chỗ đi dây. Hay có những người mua máy bộ của hãng, thùng bé quá mua cái card đồ họa to đùng, cuối cùng phải cắt gọt etc mới nhét vừa thùng. USB 3.0 giờ phổ biến lắm rồi, không có nó mình thấy hơi "lạc hậu".
> Kết luận: đẹp + hiệu quả mới mua.

9/ Sound card: cần không ?
Dân làm nhạc thì chắc chắn có, và rành rọt vấn đề này hơn mình rất nhiều nên mình xin phép không bàn tới. Về USB DAC sound card, hầu hết mọi thể loại từ SteelSeries Siberia cho đến loại 50k hàng "chợ zời" đều support tốt Mac OS X, Plug and Play luôn. Onboard sound mình thấy cũng khá ok rồi ( ngoại trừ mấy người lười không đọc guide AppleHDA, tốt nhất mua cái DAC cắm vô mà dùng ).
> Kết luận: tùy nhu cầu.

10/ Kinh phí: mạnh tay hay gãi ngứa ?
Với những người có kinh phí eo hẹp, nên lựa chọn cẩn thận ( mua hàng 2nd cũng được nhưng miễn sao tránh được phốt ). Với những người có điều kiện, mua phù hợp nhu cầu là được.
> Kết luận: tùy đối tượng và hoàn cảnh.
 
Last edited:
B. Laptop
1/ Hãng: Cùng cấu hình thì thằng nào cũng như thằng nào ?
Sai, cùng cấu hình nhưng bios của nó có thể gây cản trở cho quá trình cài đặt. Ví dụ: cùng đời Broadwell nhưng Dell và Lenovo không mở sẵn option cho sửa VRAM card onboard - yêu cầu bắt buộc với đời này nếu muốn cài được mac, ngược lại Asus và HP lại mở ra, khiến cho đám này dễ cài hơn hẳn. Mua Asus hay HP thì sẽ dễ cài nhất theo quan điểm của mình ( Asus và HP đều có tool, tool Asus vẫn đang trong quá trình develop ).
> Kết luận: mua Asus hoặc HP cho dễ chơi, mua hãng khác nên tham khảo và tìm hiểu trước khi mua.

2/ Mua máy gaming/workstation: nên hay không ?
Máy gaming/workstation có 2 loại: loại Dual Graphics Optimus/Switchable và Discreted Graphics Only. Từ 2013 trở về trước, hầu như các máy đời này chỉ sử dụng Discreted Graphics Only, tức chỉ có 1 card đồ họa Nvidia/AMD ( loại trừ 1 số con như Lenovo có con W520 mình nhớ là có 3 chế độ Optimus + Onboard Only + Discreted Graphics Only ). Sau 2013, xu thế đòi hỏi pin trâu dẫn đến các hãng chuyển sang Dual Graphics Optimus/Switchable ( loại trừ 1 số dòng chuyên dụng ). Mua máy có card onboard mà không tắt được nó đi thì đồng nghĩa là phải sống chung với nó, disable card đồ họa rời trong DSDT/SSDT để lấy thêm thời lượng pin + giảm nhiệt độ. Mua máy có card đồ họa Nvidia thì sẽ không thể chỉnh được độ sáng ( có thể fix được bằng DSDT/SSDT nhưng cực kì phức tạp, hiện tại mình chưa nắm được bản chất ), có card đồ họa AMD thì sẽ gặp khó trong khâu cài đặt ( cực kì khó enable nó lên ). Trường hợp dùng card đồ họa rời thì bản thân Mac OS X nó không tối ưu sẵn, dẫn đến driver không thể kiểm soát nó hoàn toàn, máy nóng hơn hẳn so với khi chạy Windows là chuyện thường.
> Kết luận: nếu mua là phải chấp nhận chiến đấu vất vả, gian nan

3/ Phần cứng có sẵn: làm sao để biết chúng nó có support tốt không ?
Mình trả lời luôn là phần cứng có sẵn trên các máy hiện nay và gần đây đều support lên đến 95% ( 5% còn lại là do card wifi quyết định ) loại trừ các máy dùng CPU Pentium/Celeron coi như không cài được luôn. Card wifi là vấn đề đau đầu nhất khi mua máy, vì chỉ có các máy từ 2012 trở về trước mới có card wifi support sẵn ( hên xui tùy hãng, thường Asus luôn có card support ). Còn từ 2012 cho đến nay, chỉ có các máy gaming cao cấp và 1 số dòng đặc trưng mới có card support. Ví dụ: Asus ROG G750JW dùng BCM4352 và Lenovo Yoga 3 Pro dùng BCM4352Z.
> Kết luận: một khi đã thuộc dạng được support thì cứ cài, các vấn đề còn lại lo sau

4/ Card wifi: không support thì coi như tạch luôn ?
Không hẳn, có 3 giải pháp trong trường hợp này: dùng LAN, thay card wifi gắn trong hoặc sử dụng USB wifi. Dùng USB wifi thì khỏi phải tháo máy ra thay đồ, áp dụng được với các máy còn bảo hành mà không dám làm liều, nhưng có nhược điểm chết người là nếu như cổng USB không ổn định hoặc bạn tháo USB wifi ra trong quá trình sử dụng Mac OS X là toàn bộ hệ thống sẽ bị treo cứng, chỉ còn nước tắt nóng rất hại HDD/SSD. Thay card gắn trong là giải pháp ổn định nhất, tuy nhiên cũng không đơn giản. Ở thời điểm này có 2 loại giao tiếp của card wifi: mPCIe và NGFF. mPCIe dùng trong các máy đời 2014 trở về trước, NGFF dùng trong các máy mới gần đây, ví dụ: Lenovo Yoga 3 Pro và Dell Inspiron 5547. Loại mPCIe bạn có thể mua được BCM43225 với giá 250k tùy chỗ bán, còn loại NGFF hiện tại chỉ có BCM4352Z rơi vào tầm 1m4 khá đắt đỏ. Chưa kể đến 1 số hãng như HP ( các máy từ đời 2011 trở về trước ) và Lenovo có cơ chế whitelist bios, ngăn không cho nhận card wifi lạ.
> Kết luận: tùy cơ ứng biến và tùy túi tiền

5/ Khả năng nâng cấp: có cần thiết hay không ?
Tất nhiên là có. Càng dễ nâng cấp càng tốt. Các máy tầm trung bây giờ hầu như đều có sẵn 4GB RAM và để trống 1 khe RAM, tiện thì sau này nên nâng, giải quyết được kha khá vấn đề. Máy có ổ DVD cũng là 1 điểm cộng, sau này có thể mua thêm SSD gắn vào trong, tháo ổ DVD ra lắp HDD cũ + caddy bay vào là có thêm lưu trữ
> Kết luận: cần thiết
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.