DuongTH

https://duongth.com
Staff member
23/5/15
2,260
780
113
TP. Hồ Chí Minh
duongth.com
Guide chỉ dành cho K43SJ. K43SV và các phiên bản 43SV/SJ, máy khác vào hỏi sẽ bị khoá nick không báo trước.

screen-shot-2015-10-17-at-5-46-57-pm-png.2239


Mình đến với Hackintosh rất tình cờ trong buổi trưa tại thư viện cách đây 3 năm, đó là ngày làm thay đổi cuộc sống của mình. Hackintosh lúc đầu chỉ để phục vụ việc lập trình iOS nhưng dần dần trở thành đam mê khó cưỡng. Mục tiêu ban đầu chỉ đơn giản là tìm cách xuất tín hiệu ra màn hình ngoài, sau đó qua nhiều lần thử nghiệm và đọc tài liệu đủ các nơi, mình mầy mò thêm và mò thêm được nhiều kiến thức thú vị khác.
Đây là lần tái bản thứ 2 của guide này, mình muốn chia sẻ thêm cho các bạn ở #2 về những kinh nghiệm mình kiếm được sau 3 năm vật lộn với Hackintosh trên Asus K43SJ của mình. Còn #1 sẽ hướng dẫn cài step by step, với những bạn chỉ muốn làm vẹt thì chỉ cần step by step là xong. Đừng cố sáng tạo thêm gì cả, nhớ đọc kĩ từng chữ, bỏ sót 1 chữ có thể khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn đó.

Hi vọng topic này sẽ cung cấp cho mọi người những điều mà Hackintosh nào cũng cần và muốn có.
Asus K43SJ ( một số thị trường nó là A43SJ (indonesia) boặc X43SJ ).
Asus K43SV
Cấu hình:
+ CPU: i5 2410M / 2430M ( một số option i3/i7 ).
+ VGA: nVidia Geforce GT520M ( với K43SJ ), nVidia Geforce GT540M ( với K43SV ) ( không có VGA intelHD3000k onboard ). ✔︎
+ Xuất hình cổng HDMI/VGA Ngon lành
+ Sound: ALC 269VB ✔︎
+ LAN: Realtek RTL 8111/8168/8411✔︎
+ Wifi + Bluetooth : Atheros AR9285/AR9287 ✔︎
+ USB 3.0 tuỳ phiên bản.
*modul điều kiểu cổng 3.0 của máy là ASMEDIA nên rất có thể sẽ "toạch" không lên được El Capitan. (máy mình k có cổng USB 3.0 nên nếu bạn nào có thì comment bên dưới để nhận hàng riêng)

Xuất màn hình ngoài dùng cáp HDMI và VGA
536257_754060387993342_7072734317381981459_n_zpsd5115854.jpg

Xuất màn hình cáp VGA
ScreenShot2014-10-27at124853PM_zps76e34e7e.png
Do cấu hình đặc dị ( chỉ có VGA rời không có intelHD đi kèm ) cho nên Asus K43SJ/K43SV không thuộc SMBIOS MacbookPro CPU Sandy bridge nào cả.
Điều này dẫn đến việc chạy Clover phải dùng SMBIOS của MBP6,x.
Đầu tiên là phải update lên BIOS mới nhất nhé, DSDT được patch dựa trên BIOS mới nhất.
+ CLover K43SJ Full Support EL02 20151202 : Fshare , Dropbox
+ CLover K43SV Full Support EL02 20151202 : Fshare, Dropbox
* Hiện tại mình đã chuyển qua dùng dell M4800 (K1100M).
* nếu CPU i3 thì xoá DisableTurboBoostBattery.kext vì i3 móc đâu ra turboboost
* nhớ đọc hướng dẫn trước khi sử dụng mình để bên trong pack nhé.
Changelog:
El Capitan :
02/12/2015 K43SJ, K43SV CLover EL02
+ fix HDMI
+ update DSDT
+ remove DisableTurboBoostBattery.kext

03/10/2015 K43SJ, K43SV Clover EL01
+ update DSDT
+ Inject Camera (Test)
+ update Kext


Yosemite (hoặc cũ hơn):
20/09/2015 K43SJ, K43SV Clover V10
+ update DSDT
+ Drop SSDT.
+ inject full PCI devices.
+ update kext.
BCM943225HMB bắt wifi nhậy và khoẻ hơn. BCM943225HMB có thể tắt Bluetooth. Cụ thể mời các bạn xem: [Sạp hàng] Card Wifi support Mac OS X cho AE Hackintosh

16/07/2015 K43SJ,K43SV Clover V9
+update DSDT
+ inject PCI device

11/07/2015 K43SJ (only) Clover full V8
+update DSDT

19/04/2015 K43SJ và K43SV Clover full V7.
+ update support cho K43SV.
+ update DSDT Fan Patch.

16/03/2015 K43SJ K43SJ V6.5 DSDT fan patch.

15/03/2015 Clover K43SJ full V6 / V6B
+ fix lỗi tự động bật Numlock khi khởi động
+ fix lỗi ấn FN F8 bị treo cứng
+ cập nhật ApplePS2ElanTouchpad.kext
+ cập nhật FakeSMC.kext.
+ cập nhật Kext cho ASMedia ASM1042 USB xHCI Controller.
+ update DSDT
+ V6B dành cho máy dùng i7.

12/03/2015 Clover K43SJ full V5
+ Cập nhật DSDT (update patch GT520M)
+ Cập nhật kext
+ Tăng giảm độ sáng đã lưu được sau mỗi lần khởi động
+ Fix lỗi agpm unknows.
+ Thêm mẫu file fix lỗi loang mầu.

10/03/2015 Clover K43SJ full v4:
+ Cập nhật DSDT. (update Fan Patch , AC Power patch...).
+ Cập nhật Config.plist.
+ Cập nhật Clover 3185.
+ Cập nhật kext.
+ Cập nhật cách add boot mới.
+ Hướng dẫn fix nếu không xuất được hình cổng VGA (fix NVCAP)
+ Hướng dẫn cài Clover
+ Hướng dẫn cách ẩn phân vùng recovery.
+ Bonus: Update link một số driver chính hãng Asus trong mục cài windows
// xem thêm ở cuối #2

Hướng dẫn đọc guide:

* Guide dành cho hệ thống UEFI đồng nghĩa với việc nếu bạn đang dùng windows legacy với ổ cứng MBR thì phải chuyển qua UEFI với ổ cứng GPT.
* Update BIOS lên phiên bản mới nhất trước khi thực hiên guide.

Với các trường hợp khác nhau thì các bạn cần đọc và làm lần lượt :

Công việc 1 > Công việc 2 > Công việc 3 > Công việc 4
Công việc 1 > Công việc 2 > Công Việc 3 > Công việc 4
Công việc 1 > Công việc 2 > Công việc 3 > Công việc 4 > Boot vào Mac > bật Disk Utility > erase phân vùng windows
Công việc 1 > Công việc 2 > Công Việc 3 > Công việc 4 Boot vào Mac > bật Disk Utility > erase phân vùng windows

Công Việc 1: Chuẩn bị phân vùng cài đặt:
Với hệ thống uefi dùng ổ cứng định dạng GPT:

->cài Paragon HFS+
--> format phân vùng định cài Mac sang định dạng HFS+
---> lúc cài đặt không cần chạy disk utility để định dạng lại phân vùng mac nữa.
Lý do:
+ vì dùng thiết lập mặc định khi cài windows, phân vùng efi thường chỉ 99MB, yêu cầu tối thiểu của Mac là 200MB.
-> khi cài Mac, bộ cài sẽ không cho cài đặt do lỗi Mediakit reports not enough space on device for requested operation.
Chuẩn bị USB cài:
Burn DVD hoặc tạo USB bộ cài Windows 8/8.1/10:
+ Các bạn có thể down bản windows 8/8.1/10 tuỳ thích dưới dạng file .iso về rồi dùng Nero hoặc Ultraiso burn ra DVD hoặc Format USB dạng FAT32 (Default) rồi Extract file .iso lên USB là được. Riêng win 7 thì các bạn xem hướng dẫn tạo bộ cài windows 7 UEFI tại đây
ở đây mình có bộ cài windows 8.1 Fshare
với các nguồn tải khác, các bạn tránh xa các bộ cài mod lại kiểu all win in one SIDA ra.
Bước 1:Cắm USB chứ bộ cài windows> Khởi động -> ấn ESC -> chọn Boot từ UEFI USB
10937580_10152767765083089_447315692_n_zps294432ee.jpg
rổi ấn tổ hợp phím : Shift + F10 để mở cmd lên -> Tiến hành đánh lần lượt các lệnh sau:

Mã:
Diskpart

list disk

select disk x (với x là tên của ổ cứng sau khi đánh list disk hiện ra, thường là 1)

clean

convert gpt

create partition efi size=300

format quick fs=fat32 label=“EFI"

create partition msr size=128

create partition primary size=XXX

create partition primary size=YYY

create partition primary size=ZZZ

create partition primary

exit

trong đó XXX, YYY, ZZZ là dung lượng phân vùng mà bạn muốn, tính bằng MB ( 1GB=1024MB )
+ kinh nghiệm cá nhân thì phân vùng primary đầu tiên mình để cài windows 80GB, phân vùng thứ 2 mình để cài Mac 100GB, 2 phân vùng còn lại tuỳ các bạn chia, nếu chia ba phân vùng thì bớt một lệnh có "size=zzz" đi.

Chia xong tiến hành cài windows luôn.
Bước 2: Tiến hành cài windows như bình thường nhưng đến gần thao tác chọn ổ: "Custom: Install Windows only (advanced)" -> đến đây các bạn đã thấy các phân vùng trên HDD , các bạn format phân vùng EFI và phân vùng sẽ cài windows nhưng tuyệt đối không xoá hay động gì đến phân vùng MSR (128MB), cài đặt windows.

Các bạn có thể vào windows cài luôn driver:
+ Driver Phím FN
+ Driver Elan touchpad đa điểm
+ Driver GT520M/GT540M
+ Driver RealTek Audio ALC269...
+ Driver USB 3.0
+ Driver wifi, LAN, đầu độc thẻ và các driver còn lại mình dùng driver booter để cài
Với các phân vùng còn lại (bao gồm cả phân vùng định cài Mac), bạn có thể vào disk manager, format nó thành NTFS.

Công Việc 2. Tạo Bộ Cài OSX:
Để tạo bộ cài này bạn cần môi trường Mac OS X có thể từ máy ảo VMWare, từ real Mac hoặc từ máy Hackintosh bất kì.

Bạn cần file cài đặt của Yosemite, nên download trực tiếp miễn phí từ AppStore - với file cài lấy từ những nguồn Fshare/torrent v....v.... có thể sẽ phát sinh lỗi ngoài mong muốn. Hướng dẫn thực hiện trên OS X, nếu bạn không có Mac thật thì có thể tạo máy ảo Vmware. Bộ cài sau khi tải về sẽ nằm ở thư mục Application.

Bước 1: Bạn cần một USB 8GB trở lên, format bằng Disk Utility với tuỳ chọn sau:
Partition Layout: 2 Partition
Partition 1: đặt tên CLOVER, Format MS-DOS (FAT), dung lượng > 300MB
Partition 2: đặt tên MacReinstall, Format : Mac OS Extended (Journaled), dung lượng > 6GB
Options...: Master Boot Record
Screen%20Shot%202015-09-08%20at%203.37.28%20PM_zps6sgbfp4e.png
Bước 2: copy thư mục EFI (trong Package tải về lúc nãy) vào ổ CLOVER.
Bạn nào dùng CPU core i3/pentium thì -> xoá DisableTurboBoostBattery.kext trong efi\clover\kexts\other đi.

Bước 3: Click phải vào Install OS X Yosemite.app > Show Package Contents > Contents > Shared Support, mở InstallESD.dmg

Bước 4: Chạy show hidden file -> chọn Show Special Files để hiện file ẩn
Screen%20Shot%202015-09-08%20at%203.33.20%20PM_zpsy2sbqxbx.png
Bước 5: Mount file BaseSystem.dmg bằng cách vào finder, click đúp vào Basesystem.dmg (chờ quá trình kiểm tra file hoàn tất)

Bước 6: Mở thẻ Restore trong Disk Utility, ở Source: Kéo và thả "OS X Base System" đã mount ở bước trên vào, ở Destination: Kéo phân vùng MacReinstall đã tạo vào, ấn Restore.
Screen%20Shot%202015-09-08%20at%203.38.50%20PM_zps5pew50sf.png
Bước 7: Sau khi restore xong, vào ổ USB "OS X Base System", vào tiếp System/Installation, xoá alias Packages, vào ổ "OS X Install ESD" copy folder Packages và paste vào System/Installation trên ổ USB.

Bước 8:
Copy BaseSystem.dmg và BaseSystem.chunklist (file ẩn) từ ổ OS X Install ESD sang ổ OS X Base System trên USB.
Screen%20Shot%202015-09-08%20at%203.38.31%20PM_zpsbt5ex0qv.png
Copy BaseSystem.dmg, BaseSystem.chunklist, AppleDiagnostics.dmg, AppleDiagnostics.chunklist (file ẩn) từ ổ OS X Install ESD sang ổ OS X Base System trên USB.
Screen%20Shot%202015-10-03%20at%2011.09.46%20AM_zpse3iyexuy.png
Đến đây, sau khi mọi quá trình copy ở trên hoàn tất là bộ cài đã được tạo xong xuôi, bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo.
Tạo bộ cài theo topic này.
Đến bước chọn config thì bỏ qua
-> Xoá thư mục efi trong usb
-> copy thư mục EFI trong Pack tải về lúc nãy.
Là có bộ cài.

Công Việc 3: Thiết lập trong BIOS:
chỉ cần enable UEFI là đủ
20141004_154541_zps9e3579ab.jpg

Công Việc 4: Cài đặt OS X:
Bước 1: Cắm usb vào cổng USB 2.0. Khởi động lại -> ấn ESC -> chọn Boot từ UEFI USB

Bước 2: Màn hình Clover xuất hiện, chọn "Boot OS X Install from Install OS X Yosemite"
-> Màn hình Clover Boot xuất hiện chọn ổ "OS X Base System" , boot ở Verbose Mode để tiến trình bắt đầu cài đặt Mac OS X (ấn space nếu có xuất hiện thông báo cài đặt bàn phím/chuột bluetooh - nếu đang cắm bàn phím/chuột rời thì nó sẽ không hiện thông báo)


-> Chọn ngôn ngữ
-> Vào đến menu chọn Disk Utility
-> Chỉ click chọn đúng "phân vùng" cài Mac OS (không phải chọn cả HDD)
-> Click sang thẻ Erase
-> Chọn option như sau: Format: Mac OS Extended (Journaled) / Name: Tuỳ ý: Macintosh, Hackintosh, Mac OS X... đều được
-> Click Erase
-> Erase
-> Sau khi định dạng xong thì tắt Disk Utility
-> Continue
-> Agree
-> chọn phân vùng vừa đinh dạng ở trên rồi click click Install
-> Quá trình cài đặt diễn ra tự động trong khoảng 25-30 phút sau đó hệ thống sẽ tự động reboot.

Bước 3: Khởi động lại -> ấn ESC -> chọn Boot từ UEFI USB
-> Màn hình Clover Boot xuất hiện chọn ổ mà lúc nãy bạn cài Mac lên.
Nếu boot thành công, sẽ lại có màn chọn ngôn ngữ và tạo thiết lập ban đầu, có thêm mục tạo account. Nếu không thành công bạn miêu tả lỗi kèm ảnh chụp màn hình lúc lỗi vào comment xuống bên dưới.

Bước 4: Sau khi qua bước 5 bạn sẽ vào được Mac OS X
-> Mount phân vùng EFI của ổ cứng bằng clover configurator.
Screen%20Shot%202015-09-08%20at%204.22.35%20PM_zpsxocl54dc.png
-> Copy Thư mục Clover và Thư mục Boot từ USB vào vị trí tương ứng trên phân vùng EFI của ổ cứng.
Screen%20Shot%202015-09-20%20at%208.31.01%20PM_zpsoclxjog9.png
-> Rút USB.
-> Copy File DummyHDA.kext vào thư mục System\Library\Extensions trên phân vùng Mac.
-> Copy Thư mục DisplayVendorID-4ca3 vào :
+ \System\Library\Displays\Overrides. với Yosemite.
+ \System\Library\Displays\Contents\Resources\Overrides. với El Capitan

Bước 5: chạy Kext utility trong Pack đã tải lúc nãy -> điền pass -> chờ nó báo enjoy và k còn con trỏ xoay -> reboot.
Screen%20Shot%202015-09-20%20at%208.44.37%20PM_zpsyl40poxu.png
*do chưa add boot trong BIOS nên hệ thống sẽ tự động boot vào windows cho nên lúc logo asus xuất hiện bạn lập tức ấn ESC -> vào BIOS và chuyển sang Bước 6

Bước 6:
Tab Boot -> mục Add new boot option
20141004_154606_zps004ccc55.jpg
-> tiến hành đặt tên, chọn ổ và đường dẫn như sau ( chú ý gõ y hệt như vậy)
20150309_233643_zpszzv4qoqq.jpg

-> set Boot option #1 là Clover.​
Add boot xong khởi động lại là có giao diện boot của clover.

Bước 7: vào Mac bật terminal chạy :
Mã:
sudo pmset -a hibernatemode 0
-> terminal yêu cầu nhập mật khẩu, bạn nhập mật khẩu của account (lúc tạo account ở Bước 3).
-> ấn enter.
cứ gõ nhé vì termnial với lệnh sudo pass nó không hiện ra dấu * mà chỉ có _ nháy thôi.


Nếu một ngày đang dualboot ngon lành mà muốn cài lại windows ( do windows lỗi, thay đổi phiên bản windows ) hoặc update windows mà máy tự vào windows khi boot thì đọc Lưu ý 5.
Nếu xong xuôi các tất cả không có âm thanh thì lập lại bước 5 cho đến khi có âm thanh.

Các Lưu Ý:
+ Lưu ý1: Dành cho các trường hợp update windows, cài lại windows.
Lúc này windows sẽ tự động chiếm quyền boot, máy sẽ tự động boot vào windows thay vì clover.
-> vào BIOS -> thiết lập first boot là Clover -> lưu lại.

+ Lưu ý 2: Cập nhật OS X
Bạn có thể cập nhật trực tiếp từ store với các phiên bản OS X cùng tên mã, vd: OSX Yosemite 10.10.2 lên OSX Yosemite 10.10.3 v.v....
Nếu sau khi cập nhật máy bạn không sleep được thì gõ lệnh sau trong terminal:
Mã:
sudo pmset -a hibernatemode 0

+ Lưu ý 3: Reset EC - áp dụng cho các trường hợp không có tiếng, không dùng được bàn phím và touchpad, Cài Xong xuôi cũng nên Reset EC cho sạch hệ thống.
+ Tắt máy -> rút nguồn -> tháo pin và chờ 30s -> cắm pin -> giữ phím ESC 30s -> vào BIOS -> đưa BIOS về thiết lập mặc định -> đặt Boot Option #1 là Clover -> Lưu lại và reboot.

+ Lứu ý 4: với những bạn chỉ cài Mac k muốn cài windows thì có các bước khác nhanh hơn, nếu bạn đã thành thạo bạn sẽ biết chỗ nào cần làm và chỗ nào k cần làm, nếu bạn không thành thạo thì đúng theo thứ tự khuyến cáo là được, tuy hơi dài nhưng cứ step by step là ổn thoả.
 
Last edited:
Như đã nói, mình sẽ chia sẻ những điều mình đã thu thập được trong suốt quá trình Hackintosh của mình với con K43SJ.

Nội dung bao gồm:
+ Làm thế nào để có speedstep.
+ Làm thế nào để nhận wifi không càn cài kext.
+ Làm sao để có âm thanh.
+ Làm sao để nhận và nhận chính xác phím FN.
+ Làm sao để Mac nhận thông tin phần cứng trong Mục PCI.
+ Làm sao để hiện tốc độ quạt, chỉnh tốc độ quạt.

Mình sẽ dành thời gian gõ, các bạn quan tâm thì đánh dấu vào nhé.
MigrsZJ.jpg
 
Last edited:
Helper

1. P-State Stepper Error ... thì fix như nào:
2. Làm xong step by step mà không có tiếng thì phải..
3. Không thể xuất hình ảnh qua cổng VGA...
4. Fix hiện tượng bị loang lổ mầu inject EDID.
5. Dành cho bạn nào nâng cấp lên SSD
6. Tạo bộ cài windows 7 UEFI cho bạn nào thích hoài cổ...
7. Chỉ nhận cổng VGA/HDMI khi cắm từ lúc khởi động?
8. Ẩn Phân vùng Recovery

9. Chỉnh sửa chế độ tự động boot.

+ Preview của 10.10.x bị lỗi khi các bạn edit ảnh -> sang windows, dùng transmac, xoá preview.app trong applications đi, copy cái preview này vào.

+ Nếu không thể sleep thì gõ cái này vào terminal:

Mã:
sudo pmset -a hibernatemode 0
Bonus ảnh : Speedstep trên CLover:

ScreenShot2014-10-09at95625PM_zps12468e7a.png


PCI device:

Screen%20Shot%202015-09-20%20at%207.14.19%20PM_zpsmxq7fyyu.png

 
Last edited:
Việc không thể xuất hình ảnh qua cổng VGA,
nguyên nhân chính là do máy nhận sai NVCAP.

Các bạn k cần quan tâm NVCAP là gì, chỉ cần làm theo step by step sau:

Bước 1 tải NVCAP Maker :
Bước 2 rename file c0000.bin trong EFI\Clover\misc thành c0000.rom
Bước 3 mở NVCAP Maker lên, nó sẽ tự mở một popup windows lên -> chọn đến EFI\Clover\misc\c0000.rom
---> xử lí ra một chuỗi NVCAP:

Screen%20Shot%202015-03-10%20at%201.04.38%20AM_zpspjbpaf7j.png
Bước 4 dùng Clover Configurator mở file config.plist trong EFI\Clover , điền NVCAP của bạn vào như thế này:

Screen%20Shot%202015-03-10%20at%201.04.59%20AM_zpssrsz6qqz.png

Bước 5 Save lại ->reboot và test.
 
Fix hiện tượng bị loang lổ mầu khi hiển thị hiệu ứng blur ( đặc biệt là laucher );
(inject EDID)

Bạn có thể inject EDID trực tiếp trong config của clover hoặc edit trực tiếp vào DSDT, tuy nhiên k hiểu sao mình thử nghiệm thì cả 2 cách đều toạch.

Dẫn đến cách làm như này và thành công :

Bước 1: Bật terminal chạy :
ioreg -lw0 > ~/Desktop/ioregSaved.txt
Bước 2: mở file ioregSaved.txt ở desktop lên

+Tìm kiếm với từ khoá : "DisplayVendorID"
yên tâm là nó sẽ chỉ hiện ra 1 kết quả duy nhất
vd của mình là "DisplayVendorID" = 19619 ---> copy ra chỗ khác


+Tìm kiếm tiếp với từ khoá: "DisplayProductID"
yên tâm tiếp là nó sẽ chỉ hiện ra 1 kết quả duy nhất.
vd của mình là "DisplayProductID" = 17730 ---> copy ra chỗ khác


+Tìm kiếm tiếp với từ khoá: "IODisplayPrefsKey"
yên tâm tiếp là nó cũng sẽ chỉ có 1 kết quả
vd của mình là "IODisplayPrefsKey" = "IOService:/AppleACPIPlatformExpert/PCI0@0/AppleACPIPCI/PEGR@1/IOPP/PEGP@0/NVDA,Display-A@0/NVDA/display0/AppleBacklightDisplay-4ca3-4542" ---> copy 4ca3-4542 ra chỗ khác.


+Tìm kiếm tiếp với từ khoá: "IODisplayEDID"
yên tâm lần cuối cùng là cũng chỉ 1 kết quá
vd của mình là:
"IODisplayEDID" = <00ffffffffffff004ca342450000000000130100801e11780a44f59c5758972715505400000001010101010101010101010101010101411c56a0500016303020550035ae100000190000000f0000000000000000002387026401000000fe0053414d53554e470a2020202020000000fe004c544e313430415430325030310097>

---> copy cụm ( chính là chuỗi EDID ) ra chỗ khác

Bước 3: xử lí cụm EDID ( nhẩy qua windows để xử lí ):
tiến hành bóc tách chia cụm EDID thành 2bit một dấu cách, mỗi hàng có 10 cụm:

00 FF FF FF FF FF FF 00 4C A3
42 45 00 00 00 00 00 13 01 00

80 1E 11 78 0A 44 F5 9C 57 58
97 27 15 50 54 00 00 00 01 01
01 01 01 01 01 01 01 01 01 01
01 01 01 01 41 1C 56 A0 50 00
16 30 30 20 55 00 35 AE 10 00
00 19 00 00 00 0F 00 00 00 00
00 00 00 00 00 23 87 02 64 01
00 00 00 FE 00 53 41 4D 53 55
4E 47 0A 20 20 20 20 20 00 00
00 FE 00 4C 54 4E 31 34 30 41
54 30 32 50 30 31 00 97

Các bạn chú ý cụm bit thứ 19 và 20 là version , ta sửa giá trị của nó thành 01 04
Cụm 21 là gamma ( gì gì đó ) , ta sửa giá trị của nó thành 90

00 FF FF FF FF FF FF 00 4C A3
42 45 00 00 00 00 00 13 01 04

90 1E 11 78 0A 44 F5 9C 57 58
97 27 15 50 54 00 00 00 01 01
01 01 01 01 01 01 01 01 01 01
01 01 01 01 41 1C 56 A0 50 00
16 30 30 20 55 00 35 AE 10 00
00 19 00 00 00 0F 00 00 00 00
00 00 00 00 00 23 87 02 64 01
00 00 00 FE 00 53 41 4D 53 55
4E 47 0A 20 20 20 20 20 00 00
00 FE 00 4C 54 4E 31 34 30 41
54 30 32 50 30 31 00 97

sau đó bạn ngồi tỉ mẩn điền từng 2bit theo đúng vị trí và thứ tự ở trên vào ViewSonic EDID Editor ( mục đích là để tính lạ checksum - con số cuối cùng của EDID mà thôi ):


đây là kết quả của mình :
00 FF FF FF FF FF FF 00 4C A3
42 45 00 00 00 00 00 13 01 04

90 1E 11 78 0A 44 F5 9C 57 58
97 27 15 50 54 00 00 00 01 01
01 01 01 01 01 01 01 01 01 01
01 01 01 01 41 1C 56 A0 50 00
16 30 30 20 55 00 35 AE 10 00
00 19 00 00 00 0F 00 00 00 00
00 00 00 00 00 23 87 02 64 01
00 00 00 FE 00 53 41 4D 53 55
4E 47 0A 20 20 20 20 20 00 00
00 FE 00 4C 54 4E 31 34 30 41
54 30 32 50 30 31 00 A1


OK vậy là đã có đủ thông tin cần thiết quay trở lại Mac


Bước 4: vào thư mục \System\Library\Displays\Overrides
copy bừa một thư mục nào đấy, thường thì chọn cái thư mục nào mà bên trong chỉ có 1 file duy nhất,
ví dụ DisplayVendorID-4c2d ( chỉ có file DisplayProductID-4255 )ra desktop

Bước 5 Rename thư mục đó thành DisplayVendorID-4ca3

Bước 5+ Reaname file bên trong thư mục đó thành DisplayProductID-4542
Bước 6: Dùng PlistEdit Pro ( sang bên topic patch AppleHDA lấy , trong bộ tool có thì phải). mở file DisplayProductID-4542

Tiến hành chỉnh sửa DisplayVendorID=19619 và DisplayProductID =17730
Add thêm 1 key là "IODisplayEDID" - Type Data - Value chính là EDID đã tính toán ở trên

Screen%20Shot%202015-03-10%20at%205.45.37%20AM_zpsohklpogi.png


p/s:
Các bạn có thể thêm hoặc k thêm tuỳ ý , cái này k quan trọng lắm.
<key>DisplayProductName</key>
<string>ASUS K43SJ LCD</string>

Bước 7: Copy thư mục DisplayVendorID-4ca3 vào vào \System\Library\Displays\Overrides;

linh hoạt chút là nếu mà cái DisplayVendorID-xxxx của bạn trùng với cái folder nào đó trong \System\Library\Displays\Overrides thì chỉ cần làm từ Bước 5 trở đi.
* với 10.11 thì copy vào /System/Library/Displays/Contents/Resources/Overrides

Bonus: cái ảnh nền để mọi người test:
4v0hgxf_pink_tulips_spring_nature-1680x1050.jpg
 
Last edited:
Dành cho bạn nào dùng SSD + HDD ( ở caddy bay).


Miễn là có dùng ổ SSD việc đầu tiên là enable Trim SSD:
Các bạn mở file config lên, thêm một patch như trong ảnh:
Name : IOAHCIBlockStorage
Find : 4150504C4520535344
Replace: 000000000000000000
Comment: Enable Trim on SSD

và lưu lại:

Screen Shot 2015-04-25 at 3.44.45 PM.png

Do nhu cầu của nhiều người muốn dùng SSD và tận dụng HDD cho ra Caddy Bay. Sẽ có đôi chút vấn đề rắc rối cho các bạn và đây là hướng dẫn cơ bản dành cho những bạn đã cài được Mac lên ổ HDD và giờ lắm thêm SSD làm ổ chính:

1. Với các bạn mua thêm SSD dung lượng lớn ( trên 120GB ), có ý định cài cả win và mac lên SSD luôn thì chỉ việc -> tháo HDD -> cắm SSD vào -> tiến hành cài theo guide -> xong xuôi lắp HDD vào caddy bay-> khởi động lại -> add boot lại.

Sau khi xong xuôi, sẽ thừa phân vùng efi + msr + windows + mac + recovery của mac trên HDD, các bạn unlocate chúng và tạo partition mới là xong, thêm phân vùng data để dùng.

2. Với các bạn mua thêm SSD dung lượng nhỏ ( 60GB ) ,chỉ có ý định cài windows lên và Mac vẫn phải yên vị ở HDD cho ra caddy bay.

Chuẩn bị 1 usd dung lượng 128MB trở lên, format định dạng FAT32, copy thư mục efi trong clover pack ở #1 vào.

Tiến hành:
Cắm SSD vào caddy bay hoặc box ổ cứng, tiến hành dùng diskpart của windows:
diskpart
list disk
select disk x (với x là tên của SSD sau khi đánh list disk hiện ra, thường là 1)
clean
convert gpt
create partition efi size=300
format quick fs=fat32 label=“EFI"
create partition msr size=128
create partition primary
exit

sau đó Tháo HDD -> cắm SSD -> cài đặt windows bình thường như #2 - đừng quên lúc chọn ổ nhớ format phân vùng efi và phân vùng cài windows.
-> xong xuôi -> cắm HDD vào caddy bay -> dùng usb vừa chuẩn bị ở trên boot vào Mac -> mount phân vùng efi của HDD trên caddy bay --> copy toàn bộ thư mục clover và boot trong đó ra desktop -> Mount phân vùng efi trên SSD-> copy thư mục clover và boot ở desktop sang vị trí tương ứng trên efi của SSD -> rút usb ra-> khởi động lại -> add boot lại là xong.

Trên HDD lúc này vẫn còn dư ra phân vùng windows + efi + msr, các bạn có thể unlocate phân vùng windows và efi , tạo phân vùng mới để chứa data trên đó.

3. Với các bạn mua thêm SSD dung lượng nhỏ ( 60GB ) ,chỉ có ý định cài Mac lên và windows vẫn phải yên vị ở HDD cho ra caddy bay.

Chuẩn bị 1 USB cài Mac tạo theo #1.

Tiến hành:
Cắm SSD vào caddy bay hoặc box ổ cứng, tiến hành dùng diskpart (nhớ chạy cmd nháy phải chọn run as admin) của windows:

diskpart
list disk
select disk x (với x là tên của SSD sau khi đánh list disk hiện ra, thường là 1)
clean
convert gpt
create partition efi size=300
format quick fs=fat32 label=“EFI"
create partition msr size=128
create partition primary
exit
cls
diskpart
list disk
select disk x (với x là tên của SSD sau khi đánh list disk hiện ra, thường là 1)
list partition
select partition y ( y là thứ tự của phân vùng efi vừa tạo ở trên - nhìn theo size = 300 )
Assign letter=z
exit
taskkill /im explorer.exe /f
(chờ 10s)
explorer.exe

-> mở windows explorer lên -> format ổ Z ( là phân vùng efi vừa tạo của ổ SSD ), format Fat32 , không tích vào quick format.

Tiến hành: Tháo HDD -> lắp SSD -> lắp HDD vào caddy bay -> cài Mac vào ổ SSD
-> Cài xong mac boot vào mac từ usb -> mount phân vùng efi của HDD trên caddy bay -> copy toàn bộ thư mục clover và boot trong đó ra desktop -> Mount phân vùng efi trên SSD-> copy thư mục clover và boot ở desktop sang vị trí tương ứng trên efi của SSD -> rút usb ra-> khởi động lại -> add boot lại là xong.

Trên HDD lúc này vẫn còn dư ra phân vùng Mac + Recovery + efi, các bạn có thể unlocate chúng , tạo phân vùng mới để chứa data trên đó.

__________
* chú ý làm đúng thứ tự để tránh rắc rối khi cài windows.
 
Last edited:
Tạo bộ cài windows 7 UEFI cho bạn nào thích hoài cổ

Với bộ cài windows 8 chỉ đơn giản là dùng 7 zip là có bộ cài uefi nhưng với windows 7 thì phải áp dụng một số thủ thuật mới boot uefi được. Video hướng dẫn tạo bộ cài windows 7 uefi nhanh chóng.


Nguyên liệu dùng trong video:
Bộ cài windows 7 ultimate sp1 64bit.

File bootx64.efi.
7Zip.

Lúc tiến hành cài đặt thực hiện tương tự như với windows 8.1 ( khác cái là không cần điền key ), Driver của windows 7 có sẵn trong DVD driver của máy hoặc tải từ trang chủ của Asus.
 
Last edited:
thế K53SV thì sao bác ơi :3
cho em 1 cái step by step với
e làm toàn bị panic đứng treo luôn
 
thế K53SV thì sao bác ơi :3
cho em 1 cái step by step với
e làm toàn bị panic đứng treo luôn
haind13nao mình gặp thì mình làm guide sau.
Đồ kia k ném vào K53SV được đâu đừng cố.
 
nao mình gặp thì mình làm guide sau.
Đồ kia k ném vào K53SV được đâu đừng cố.
DuongTH
kekeke vâng
em đã cài đặt được yosemite rồi :D
 
xin chào các bác cho em hỏi một câu hiện nay em đang chạy win 8.1 và win 10 song song mình có thể cài thêm mac os 10 vào một ổ khác không hay phải bỏ một bản win đi để cài song song hai win thui
các bác tư vấn giúp em ah cảm ơn các bác.
 
xin chào các bác cho em hỏi một câu hiện nay em đang chạy win 8.1 và win 10 song song mình có thể cài thêm mac os 10 vào một ổ khác không hay phải bỏ một bản win đi để cài song song hai win thui
các bác tư vấn giúp em ah cảm ơn các bác.
huychieuĐược, với clover chạy bao nhiêu OS trên cùng 1 ổ đều được hết
 
  • Like
Reactions: huychieu
Bước 3: Đọc cái này rồi mới Chạy HVT bản mới nhất, tích vào các mục sau và tiến hành cài.:
minh lam den buoc tren khi chay HVT thi bi loi nhu trong anh la sao xin cac bac giup cho ah
 

Attachments

  • Screen Shot 2015-07-10 at 4.18.09 PM.png
    Screen Shot 2015-07-10 at 4.18.09 PM.png
    210 KB · Xem: 224
Bước 3: Đọc cái này rồi mới Chạy HVT bản mới nhất, tích vào các mục sau và tiến hành cài.:
minh lam den buoc tren khi chay HVT thi bi loi nhu trong anh la sao xin cac bac giup cho ah
huychieubạn đọc chữ ký của mình chưa ?
 
bạn đọc chữ ký của mình chưa ?
DươngTHChữ ký nào vậy bạn, xin chỉ mình cụ thể hơn được ko, tuy bị lỗi như thế nhưng hiện nay mình boot dc clover de chon mac hoặc win được rùi, vậy là thành công rùi phải ko?
 
Chữ ký nào vậy bạn, xin chỉ mình cụ thể hơn được ko, tuy bị lỗi như thế nhưng hiện nay mình boot dc clover de chon mac hoặc win được rùi, vậy là thành công rùi phải ko?
huychieu
Screen%20Shot%202015-07-11%20at%207.25.57%20PM_zpssr8jlwmy.png
 
  • Like
Reactions: huychieu
Mình đã cài thành công đã có thể boot vào clover để chọn vào Mac hoặc vào Win ok rùi, tiếp theo mình cần phải làm gì tiếp không ah
Mình có thể chạy cập nhật nên bản 10.10.4 không máy mình đang là 10.10, mong bác tư vấn giúp cho
trong lúc cài mình chạy HVT thì bị lỗi cài thất bạn trong thư mục mac/extra không có file ssdt.aml để copy vào efi \efi\clover\acpi\patched
minfh nhớ chép từ trong file tải về từ #1 hay gì đó thế mà vẫn chạy dc chứ
 
Mình đã cài thành công đã có thể boot vào clover để chọn vào Mac hoặc vào Win ok rùi, tiếp theo mình cần phải làm gì tiếp không ah
Mình có thể chạy cập nhật nên bản 10.10.4 không máy mình đang là 10.10, mong bác tư vấn giúp cho
trong lúc cài mình chạy HVT thì bị lỗi cài thất bạn trong thư mục mac/extra không có file ssdt.aml để copy vào efi \efi\clover\acpi\patched
minfh nhớ chép từ trong file tải về từ #1 hay gì đó thế mà vẫn chạy dc chứ
huychieu
về HVT thì bạn bỏ không tích vào SSDT gen nữa, dùng luôn ssdt dưới đính kèm.

+ topic chỉ support cho những bộ cài tự tay lấy từ store hoặc tải file restore dmg ở topic của mình.
+ hiện tại nếu bạn đang 10.10 thì chắc chắn bạn đã không tự tay tải về từ store, bạn vẫn có thể update nhưng nếu có lỗi thì bạn nên tải lại bộ cài như trên mình nêu.
----> mình sẽ ngưng support cho bạn từ comment này nếu bạn còn dùng bộ cài không lấy từ store.

cực kì nhấn mạnh yếu tố tự tay tải về từ store.
 

Attachments

  • SSDT.zip
    910 bytes · Xem: 109